Các tin tức tại MEDlatec

Góc giải đáp: Trẻ tiêm Covid bị sốt cao ảnh hưởng gì không?

Ngày 06/01/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trẻ tiêm Covid bị sốt cao ảnh hưởng gì không? Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?... Tất cả đều là những lo lắng thường gặp ở các bậc phụ huynh khi con em mình xuất hiện những phản ứng phụ sau tiêm. Những chia sẻ dưới đây của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp ba mẹ yên tâm và có hướng xử trí đúng đắn về vấn đề này!

1. Phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ

Trẻ em cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ nhiễm Covid-19 như người trưởng thành. Bởi lẽ, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.

Do đó, tiêm vắc xin ngừa Covid-19 là cách tốt nhất để bảo vệ con khỏi sự đe dọa của đại dịch. Tuy nhiên, trẻ từ 5 tuổi trở nên mới đủ điều kiện để tiêm vắc xin, và Pfizer-BioNTech là vắc xin được FDA cấp phép sử dụng cho cả trẻ em lẫn thanh, thiếu niên.

Vắc xin dành cho trẻ em và thanh thiếu niên

Sau khi tiêm, nhiều trẻ sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ thường gặp như đau nhức ở ngay tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và sốt nhẹ. Nên nhớ, đây chỉ là những phản ứng hoàn toàn bình thường nên ba mẹ không cần phải lo lắng quá nhé.

Ngoài ra, trong một số trường hợp không phổ biến, cơ thể của trẻ sẽ xuất hiện phản ứng phụ như nổi mề đay, sưng hạch ở cổ, nách, khó thở, tê bì chân tay và sốt cao trên 40 độ. Không phải tất cả trẻ em sau khi tiêm đều gặp phải hiện tượng nói trên nhưng các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của con trong khoảng thời gian “nhạy cảm” này.

Phản ứng sau tiêm ở trẻ sẽ tùy thuộc vào cơ địa và khôn có sự tương đồng

Chắc chắn lúc này, trẻ tiêm Covid bị sốt cao ảnh hưởng gì không, có cần đưa đến gặp bác sĩ hay không đều là những câu hỏi thường trực trong suy nghĩ của ba mẹ. Việc tìm hiểu kỹ những tác dụng phụ có thể xảy ra cũng như cách xử lý kịp thời sẽ giúp ba mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc con sau tiêm.

2. Trẻ tiêm Covid bị sốt cao ảnh hưởng gì không?

Sau khi tiêm, vắc xin sẽ tạo ra một lượng kháng thể nhất định nhưng không có sự đồng nhất về thời gian tạo ra đủ lượng kháng thể đó. Do vậy, những triệu chứng từ nhẹ, nặng thậm chí không xuất hiện phản ứng phụ sẽ khác nhau ở mỗi người. Điều này sẽ giúp ba mẹ nắm rõ nguyên nhân tại sao có trẻ bị sốt cao nhưng có trẻ chỉ sốt nhẹ sau vài giờ.

Sốt là một trong những phản ứng sau tiêm phổ biến nhất và thường sẽ ổn định sau 24 - 48 giờ. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, phản ứng phụ mà trẻ gặp phải sau hai lần tiêm sẽ không có sự tương đồng.

Vậy trẻ tiêm Covid bị sốt cao ảnh hưởng gì không? Lúc này, điều mà ba mẹ cần làm chính là đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi sức khỏe và ứng phó kịp thời.

Ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu phát hiện con sốt quá cao sau 48 giờ kể từ khi tiêm

Cụ thể, nếu trẻ sốt cao từ 38.5 độ liên tục mà không có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi đã sử dụng thuốc hạ sốt và có kèm theo những cơn đau đầu, đau cơ dữ dội mà không được hỗ trợ nhanh chóng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm không lường trước được.

Sốt và sốt cao là hai phản ứng ở hai mức độ hoàn toàn khác nhau nên để bảo vệ con khỏi những rủi ro không đáng có, hãy theo dõi sức khỏe của một cách sát sao nhất.

3. Khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt?

Sau khi tiêm, sốt được coi là phản ứng miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao, ảnh hưởng tới sinh hoạt thì cần có sự can thiệp của các biện pháp hạ sốt. Lúc này, việc ba mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt là cần thiết nhưng cần cẩn trọng mà tốt hơn hết là lắng nghe ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ tiêm Covid bị sốt cao ảnh hưởng gì không và khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt là điều mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm. Trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt cần phải xác định rõ nguyên nhân gây sốt bởi trong nhiều trường hợp, trẻ sốt đồng thời do những nguyên nhân khác chứ không phải chỉ là phản ứng sau tiêm.

Nên cho con uống thuốc hạ sốt khi thực sự cần thiết

Đặc biệt, để đảm bảo an toàn cho trẻ, ba mẹ cần nghe tư vấn của bác sĩ để biết nên sử dụng thuốc nào, liều lượng và cách dùng ra sao. Một điều mà các bậc phụ huynh cũng cần lưu tâm đó là hãy sử dụng thuốc trong trường hợp thật sự cần thiết.

4. Ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước ngày tiêm của trẻ?

Trước ngày tiêm của trẻ, ba mẹ không được tự ý cho con ngừng uống những loại thuốc mạn tính nếu có. Quan trọng hơn cả, nếu có bệnh án hay toa thuốc, hay đưa cho bác sĩ để được khám sàng lọc tiêm chủng và lựa chọn vắc xin phù hợp.

Không nên trì hoãn lịch tiêm vắc xin khác và cần mang theo sổ tiêm vắc xin đó khi cho trẻ đi tiêm ngừa Covid-19. Đối với bé gái nói riêng, nếu trẻ đang đến kỳ kinh nguyệt mà không có biểu hiện như đau bụng dữ dội, nôn ói hay sốt cao thì không nên tạm hoãn tiêm chủng.

Không những vậy, cần giải thích cho con hiểu về tầm quan trọng của vắc xin, khuyến khích trẻ ngủ sớm, giúp con tạo tâm lý thư giãn và thoải mái nhất. Đồng thời, cho con dùng bữa ăn nhẹ 1 giờ trước khi tiêm cũng như uống nhiều nước để giúp trẻ bớt sốt.

Chuẩn bị bữa ăn nhẹ cho con trước giờ tiêm

Dễ dàng nhận thấy, sự đồng hành của ba mẹ sẽ giúp con yên tâm hơn khi đi tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Hơn nữa, bản thân mỗi bậc phụ huynh cũng cần trang bị đầy đủ kiến thức để có thể kịp thời ứng phó trong những trường hợp cần thiết.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn trả lời được thắc mắc “trẻ tiêm Covid bị sốt cao ảnh hưởng gì không?” cùng nhiều thông tin bổ ích khác. Nếu vẫn còn những điều chưa rõ về vấn đề này, quý khách hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể cũng như hỗ trợ sớm nhất nhé!

Xuất hiện sau biến thể Delta - Biến thể Omicron đang khiến cho cả thế giới phải lo ngại.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.