Các tin tức tại MEDlatec
Góc tư vấn và giải đáp: cắt dạ dày sống được bao lâu?
- 03/12/2020 | Lưu ý khi xây dựng thực đơn giảm cân cho người đau dạ dày
- 11/11/2020 | Trên 70% dân số Việt Nam bị HP - Chuyên gia chỉ cách tránh mắc ung thư dạ dày
- 06/11/2020 | Nội soi dạ dày - đại tràng không đau, an tâm kiểm tra bằng Gói khám tiêu hóa linh hoạt
1. Cắt dạ dày sống được bao lâu?
Không chỉ ung thư dạ dày mà nhiều bệnh lý và vấn đề sức khỏe khác có thể cần cắt dạ dày một phần hoặc toàn phần để xử lý. Vậy cắt dạ dày sống được bao lâu? Tùy theo bệnh có chỉ định phẫu thuật này sẽ ảnh hưởng sức khỏe cũng như thời gian sống sau phẫu thuật khác nhau.
Cắt dạ dày thường chỉ định trong điều trị ung thư dạ dày
1.1. Cắt dạ dày toàn phần để điều trị ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày đang ngày càng phổ biến, dù nguyên nhân chưa được xác định song các yếu tố môi trường, dinh dưỡng, các bệnh lý dạ dày mạn tính,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày, cần dựa trên vào các yếu tố như: khả năng đáp ứng điều trị, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, giai đoạn bệnh ung thư,…
Hiện nay, phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày được chỉ định cho các bệnh dạ dày ác tính thường kèm theo nạo vét hạch bạch huyết. Hầu hết các trường hợp này phải cắt bỏ hoàn toàn dạ dày, tiên lượng sống của bệnh nhân sau điều trị 5 năm (khoảng thời gian được dùng để đánh giá bệnh nhân điều trị ung thư khỏi) phụ thuộc vào giai đoạn bệnh:
-
Ung thư dạ dày giai đoạn I – A: Tỉ lệ sống sót là 94%.
-
Ung thư dạ dày giai đoạn I – B: Tỉ lệ sống sót là 88%.
-
Ung thư dạ dày giai đoạn II – A: Tỉ lệ sống sót là 82%.
-
Ung thư dạ dày giai đoạn II – B: Tỉ lệ sống sót là 68%.
-
Ung thư dạ dày giai đoạn III – A: Tỉ lệ sống sót là 54%.
-
Ung thư dạ dày giai đoạn III – B: Tỉ lệ sống sót là 36%.
-
Ung thư dạ dày giai đoạn III – C: Tỉ lệ sống sót là 18%.
Ung thư dạ dày phát hiện càng muộn thì tỉ lệ sống sót sau phẫu thuật càng thấp
Có thể thấy, phát hiện bệnh càng muộn, điều trị càng khó khăn và tiên lượng sống sau phẫu thuật càng thấp.
1.2. Cắt dạ dày điều trị trong bệnh khác
Cắt dạ dày chỉ định trong các bệnh khác thường là cắt dạ dày bán phần như: Viêm loét dạ dày, người béo phì cần giảm cân,… Bệnh nhân sau điều trị phẫu thuật vẫn sống khỏe mạnh bình thường, song một số biến chứng có thể gặp phải.
2. Biến chứng sau mổ cắt dạ dày
Dạ dày là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa, nơi tiếp nhận thức ăn được sơ chế một phần để tiêu hóa, trước khi chuyển cho ruột non và các cơ quan sau. Nhiều bệnh nhân thắc mắc khi đã cắt bỏ dạ dày, hệ tiêu hóa có thực hiện tốt chức năng của mình không? Cơ thể sẽ được cung cấp dinh dưỡng bằng cách nào?
Sau cắt dạ dày, trong 5 ngày đầu tiên bệnh nhân sẽ được nuôi bằng dinh dưỡng cung cấp theo đường tĩnh mạch bao gồm: nước, đường, acid amin, điện giải đảm bảo năng lượng cần thiết cho cơ thể. Việc này để đảm bảo dạ dày sau phẫu thuật có thời gian phục hồi, sức khỏe của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân sau cắt dạ dày thường gặp vấn đề về tiêu hóa và hấp thu
Từ ngày thứ 5 trở đi, người bệnh có thể bắt đầu ăn thức ăn lỏng như: sữa, nước cháo, cháo loãng,… nhiều lần trong ngày. Cần chia nhỏ lượng thức ăn, thức uống này khoảng 100ml mỗi lần để dạ dày làm quen. Sau phẫu thuật cắt dạ dày vài tuần, người bệnh có thể ăn cơm như bình thường.
Ngoài vấn đề kiêng khem này, bệnh nhân có thể đối mặt với một số biến chứng sau:
Đây là hội chứng xảy ra khi thức ăn sau khi ăn được chuyển vào ruột non quá nhanh bởi dạ dày bị cắt một phần không thể đảm bảo chức năng bình thường. Hội chứng này khiến người bệnh đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt,… Các trường hợp bị nhẹ có thể kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng giảm đường, chia nhỏ bữa ăn trong ngày,… Các trường hợp bị hội chứng Dumping nặng hơn có thể phải can thiệp phẫu thuật.
Hội chứng Dumping thường chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự sống. Sau khoảng 3 tháng, tình trạng này thường tự biến mất.
Sụt cân trong vài tháng đầu
Sau khi cắt dạ dày, không những chức năng dạ dày suy giảm mà việc sử dụng thuốc điều trị, chế độ ăn uống kém, kiêng khem nhiều, ăn chủ yếu thức ăn lỏng,… sẽ khiến người bệnh giảm cân trong thời gian đầu. Thông thường những tháng sau khi dạ dày đã phục hồi, người bệnh có thể ăn uống bình thường và duy trì sức khỏe, cân nặng của bản thân tốt hơn.
Không dung nạp Lactose khiến bệnh nhân tiêu chảy, đầy hơi sau khi uống sữa
Không dung nạp Lactose
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thiếu hụt enzyme lactase tiêu hóa dưỡng chất này, điều này lý giải tại sao bệnh nhân sau khi ăn các thực phẩm giàu lactose như sữa, phô mai, sữa chua, sữa mẹ, món tráng miệng,… bị đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy.
Kém hấp thu mỡ
Do dạ dày bị cắt nên thực ăn lưu giữ trong ruột nhanh, thời gian tiếp xúc của thức ăn với men tiêu hóa kém dẫn đến kém hấp thu mỡ. Thức ăn xuống ruột non không được dạ dày xử lý tốt nên thường có kích thước lớn, men tụy khó tiêu hóa và hấp thu. Tình trạng này khiến người bệnh thường giảm hấp thu với vitamin tan trong dầu như: Vitamin E, K, D, A gây khô mắt, bong da, rối loạn xương,…
Loãng xương, gãy xương
Chủ yếu do thiếu hụt Canxi và dinh dưỡng khác do chức năng tiêu hóa suy giảm gây ra các rối loạn xương này.
Rối loạn tiêu hóa
Bệnh nhân sau cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn dạ dày thường gặp phải những vấn đề về tiêu hóa hơn như: đầy hơi, đầy bụng, ăn không tiêu, no lâu, nôn ra thức ăn,… Vấn đề này có thể khắc phục bằng việc áp dụng chế độ ăn uống phù hợp hơn như: chia nhỏ các bữa ăn, chế biến thực phẩm loãng, linh nhừ, cân bằng dinh dưỡng, nhất là tăng cường Vitamin khó hấp thu,…
Rối loạn tiêu hóa có thể khắc phục bằng chế độ ăn phù hợp
Phẫu thuật cắt dạ dày đã và đang được thực hiện trong y tế để điều trị ung thư dạ dày và các bệnh lý khác. Nếu còn thắc mắc khác hoặc cần tư vấn thêm cắt dạ dày sống được bao lâu, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!