Các tin tức tại MEDlatec
Hiếm muộn thai lưu - Cần làm gì để không gặp phải?
- 29/08/2020 | Thai lưu có nguy hiểm không và các biện pháp xử lý khi bị thai lưu
- 29/08/2020 | Dấu hiệu thai lưu - bất cứ mẹ bầu nào cũng cần nằm lòng
- 29/08/2020 | Thai lưu 8 tuần: dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý
- 07/09/2020 | Thai lưu bao lâu thì có kinh lại và cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt
- 11/04/2021 | Cảnh báo những dấu hiệu thai lưu chị em thường không để ý
1. Như thế nào là thai lưu?
Thai lưu hay thai chết lưu là hiện tượng em bé trong bụng chết trước hoặc trong lúc sinh (theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC). Hiện tượng này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì được gọi là thai lưu liên tiếp. Tùy theo từng giai đoạn mà hiện tượng thai chết lưu được chia thành 3 loại:
● Thai lưu sớm là những trường hợp thai nhi chết lưu trước tuần 20 của thai kỳ.
● Thai lưu muộn là những trường hợp thai nhi chết lưu từ tuần 21 - 36 của thai kỳ.
● Thai chết lưu ở giai đoạn từ tuần thứ 37 trở lên hoặc trong lúc sinh nở.
Khi bị thai lưu, thai phụ cần kết thúc thai kỳ để tránh biến chứng
2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thai lưu
Thai lưu liên tiếp sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ, tình trạng này nếu không được khắc phục sẽ có nguy cơ dẫn đến hiếm muộn, vợ chồng sẽ khó có con.
Nguyên nhân
Có khoảng 20 - 50% trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân. Những trường hợp khác, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai lưu liên tiếp rất đa dạng. Trong số đó có thể kể đến một số yếu tố như:
● Bệnh lý: Tiểu đường, cao huyết áp, suy gan, suy thận, thiếu máu, bệnh tự miễn,… thì khả năng bị thai lưu liên tiếp rất cao.
● Bệnh nội tiết: Nữ giới bị Basedow, thiểu năng giáp trạng, cường năng tuyến thượng thận,… cũng được xem là lý do dẫn đến thai lưu liên tiếp.
● Tuổi tác: Phụ nữ càng lớn thì nguy cơ thai lưu càng cao.
● Bất thường ở thai nhi: Tình trạng rối loạn NST, phù nhau thai, rau thai quấn rốn, dị tật bẩm sinh,… đều là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai lưu.
Những mẹ bầu đã từng bị thai lưu thì cần phải chú ý thăm khám thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế nguy cơ xảy ra thai lưu ở lần mang thai tiếp theo.
Thai lưu có thể xảy ra với những trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết
Những trường hợp thai xảy ra sớm, dấu hiệu không rõ ràng nên thai phụ khó nhận biết. Nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng sau thì cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để kiểm tra:
● Chảy máu âm đạo bất thường, không phải máu báo thai hay máu báo sinh.
● Các chuyển động của thai nhi giảm đột ngột hoặc không cảm nhận được chuyển động của em bé từ 2 giờ trở lên.
● Đau bụng xảy ra khi thai chết lưu lâu dẫn đến nhiễm trùng.
● Ngoài ra, thai phụ còn có thể xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, đau bụng dưới dữ dội, mệt mỏi, chóng mặt, chuột rút,…
Thai lưu tồn tại lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng khiến mẹ bầu đau bụng dữ dội
3. Làm gì để giảm tình trạng hiếm muộn thai lưu?
Mặc dù không phải tất cả các trường đã từng bị thai lưu thì sẽ tiếp diễn ở những lần sau dẫn đến hiếm muộn nhưng so với người bình thường thì những thai phụ đã từng trải qua tình trạng thai lưu sẽ thuộc nhóm có nguy cơ cao bị thai lưu ở các lần sau. Do đó, để hạn chế tối đa khả năng hiếm muộn thai lưu thì các chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
● Sau khi bị thai lưu, cơ thể người phụ nữ cần thời gian để phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, các chị em nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Để hạn chế nguy cơ thai lưu ở lần tiếp theo thì bạn cần tránh mang thai lại tối thiểu 3 tháng. Chỉ nên mang thai lại khi cơ thể thực sự khỏe mạnh, tâm lý thoải mái.
● Trước khi mang thai trở lại, để hạn chế rủi ro, cha mẹ nên thực hiện một số kiểm tra như xét nghiệm NST, xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm đánh giá bất thường về tinh trùng, khám tổng quát kiểm tra chức năng của các cơ quan như gan, thận, tim, phổi,…
● Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ các nhóm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây để tăng sức đề kháng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý.
● Tránh xa các loại chất kích thích, đồ uống có cồn, rượu, bia, thuốc lá, cà phê,… để giảm tỷ lệ thai chết lưu.
● Luyện tập thể dục mỗi ngày với những bài tập vừa sức, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress hoặc suy nghĩ tiêu cực sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
● Bổ sung acid folic đều đặn trước khi mang thai 3 tháng theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm nguy cơ thai lưu ở lần mang thai kế tiếp.
● Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe định kỳ của bản thân và thai nhi, xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, làm việc điều độ, giữ tâm trạng thoải mái, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, đọc sách, tập yoga,…
● Nếu sử dụng bất kỳ thực phẩm bổ sung nào trong thời gian mang thai thì cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
● Tiến hành sàng lọc trước sinh để kiểm tra và phát hiện dị tật thai nhi nếu có thai. Nếu xảy ra bất thường thì cần tiến hành các biện pháp can thiệp kịp thời, đúng cách để tránh tình trạng thai chết lưu.
● Nếu thai phụ gặp tình trạng thai chết lưu, cần xử lý ở những địa chỉ uy tín nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh gây ảnh hưởng đến các lần mang thai tiếp theo.
Hiếm muộn thai lưu là điều không ai muốn gặp phải. Do đó, để bảo vệ sức khỏe các chị em có tiền sử thai lưu nên thăm khám, tầm soát thai kỳ tại những cơ sở y tế uy tín. Đặc biệt, nếu trong thời gian mang thai thấy xuất hiện triệu chứng bất thường thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, giảm thiểu những hậu quả không đáng có.
Thăm khám trước và trong thời gian mang bầu để đề phòng thai chết lưu
Hiện nay, các đơn vị thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ mà bạn có thể yên tâm lựa chọn để kiểm tra, sàng lọc các yếu tố dẫn đến hiếm muộn, thai lưu. Để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách toàn diện, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656 của MEDLATEC, sẽ có nhân viên hỗ trợ tận tình.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!