Các tin tức tại MEDlatec
Hiểu biết về thoát vị bẹn trực tiếp và cách phòng ngừa
- 27/08/2021 | Điều trị thoát vị bẹn bằng phương pháp mới nhất hiện nay
- 22/08/2021 | Phân tích ưu điểm của phương pháp nội soi điều trị thoát vị bẹn
- 13/08/2021 | Thoát vị bẹn nghẹt: nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị
1. Thoát vị bẹn trực tiếp và đối tượng nào có nguy cơ mắc?
Đặc điểm của thể trực tiếp là khi túi thoát vị nằm bên trong động mạch thượng vị dưới. Túi thoát vị xuất hiện, chui ra sàn ống bẹn (tam giác Hesselbach), nó chạy theo chiều từ trước ra sau và đội cân chéo bụng ngoài. Khối thoát vị không đi xuống bìu. Thể này lan tỏa và chiếm toàn bộ tam giác Hesselbach.
Sau đây sẽ là một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:
-
Những người lớn tuổi.
-
Những người hút thuốc lá.
-
Người mắc bệnh liên quan đến mô liên kết hay bệnh toàn thân.
-
Những người bị táo bón dai dẳng.
-
Người mắc bệnh ho mạn tính.
Điểm chung của những đối tượng này do cơ thành bụng bị yếu và từ đó là tác nhân gây ra bệnh. Giải thích cho tác nhân gây nên bệnh này, chúng ta tìm hiểu sơ lược về cơ chế chống thoát vị tự nhiên của cơ thể.
Bình thường, cung cơ ngang bụng sẽ tác động như một tấm rèm che phủ sàn bẹn, cấu trúc cân cơ có hình cánh cung và khi cung này nghỉ sẽ căng lồi lên trên. Khi cơ chéo bụng trong co thì cơ ngang bụng sẽ duỗi thẳng. Cơ ngang bụng duỗi thẳng sẽ chạm đến dây chằng bẹn, nó cùng với dải chậu mu che đậy thừng tinh và sàn ống bẹn giúp cho thành của ống bẹn bền vững hơn. Thoát vị bẹn trực tiếp xảy ra khi cơ ngang bụng không chạm tới dây chằng, không che phủ được thừng tinh và sàn bẹn.
Táo bón dai dẳng sẽ là nguy cơ gây thoát vị
2. Thoát vị bẹn trực tiếp có nguy hiểm không?
Bệnh này vốn dĩ không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì vẫn có nguy cơ gặp phải biến chứng của thoát vị bẹn và tái phát bệnh mặc dù đã được điều trị. Điều này cũng còn phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của người bệnh cũng như tay nghề của bác sĩ.
Bệnh ít có các triệu chứng đặc trưng hơn thoát vị bẹn gián tiếp và cũng do túi thoát vị trực tiếp có hình chóp chân rộng, cổ thoát vị rộng hơn nên ít có khả năng nghẹt. Nói chung loại thoát vị này ít gây ra biến chứng nhưng lại dễ bị tái phát sau khi phẫu thuật.
3. Thoát vị bẹn trực tiếp khác gì với thoát vị bẹn gián tiếp
Trong bệnh thoát vị bẹn, thường phân chia hai loại chính gồm thoát vị bẹn trực tiếp với thoát vị bẹn gián tiếp. Và chắc hẳn mọi người sẽ đặt câu hỏi tại sao lại phân loại như thế? Phân loại thoát vị bẹn trước khi làm phẫu thuật giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác và lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp cho từng loại thoát vị. Dưới đây là cách phân biệt hai thể này:
Thoát vị bẹn gián tiếp
Thường do bẩm sinh, sau khi sinh từ sáu tháng đến một năm, ống phúc tinh mạc tự bít để tạo thành dây sơ cloquet. Nếu ống phúc tinh mạc không bít lại sẽ tạo một lỗ thông để tạng chui xuống bìu khi gia tăng áp lực bên trong ổ bụng. Khối thoát vị theo lỗ thông của ống phúc tinh mạc đi qua lỗ bẹn sâu nằm bên trong thừng tinh để đi vào ống bẹn, thoát ra lỗ bẹn nông để đi xuống bìu.
Thể gián tiếp thường gặp ở trẻ từ 6 đến 1 năm tuổi
-
Có dạng hình quả bầu.
-
Túi thoát vị và dây thừng tinh nằm chung trong một bao xơ.
-
Đối với người lớn rất hiếm gặp, trẻ em dễ mắc nhất.
-
Cổ túi thoát vị hẹp nên dễ dẫn đến biến chứng thoát vị nghẹt.
-
Khối thoát vị đi xuống tới bìu thì sờ thành bẹn sau cảm thấy chắc.
-
Nghiệm pháp chạm ngón: khi người bệnh ho hoặc rặn, khối thoát vị chạy dọc theo ống bẹn chạm vào đầu ngón.
-
Nghiệm pháp chẹn lỗ bẹn sâu: phương pháp dùng tay chèn vào lỗ bẹn sâu khi người bệnh ho khối thoát vị không thể chạy xuống.
Thoát vị bẹn trực tiếp
Do cơ thành bụng yếu. Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc cao. Bệnh xảy ra ở hố bẹn giữa và hố bẹn là một khoảng yếu nằm trong tam giác Hesselbach được giới hạn bởi cạnh trên ngoài, cạnh trên trong và cạnh dưới. Cơ quan trong ổ bụng trực tiếp chui vào thành bụng cho nên có hình chóp chân rộng túi thoát vị nằm ở ngoài bao xơ chung và chui xuống bìu hướng đi chéo ngoài. Tuy nhiên, khối thoát vị chỉ trượt qua mà không nằm trong bao sơ.
Khối phồng xuất hiện phình thẳng ra phía trước, ở giữa hình tròn và không xuống tới bìu mặc khi khối thoát vị lớn.
Khi người bệnh nằm xuống thì khối phồng biến mất khi sờ thành bẹn sau yếu hoặc bị khuyết một phần.
Thể Trực tiếp thường gặp ở người cao tuổi
Nghiệm pháp chạm ngón: Dùng đầu ngón trỏ dúi vào góc bẹn, khi người bệnh ho hay rặn thì khối thoát vị chạm vào lòng ngón.
Nghiệm pháp chèn lỗ bẹn sâu: dùng tay chèn vào lỗ bẹn sâu khi người bệnh ho hay rặn thì khối phồng xuất hiện ngay vị trí đặt tay.
4. Phòng ngừa thoát vị bẹn trực tiếp như thế nào?
Để tránh bị thoát vị bẹn, đặc biệt là thể trực tiếp, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nên xây dựng một lối sống giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và tươi trẻ bằng cách:
-
Tạo thói quen rèn luyện sức khỏe mỗi ngày, xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý.
-
Thực hiện chế độ uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ chất xơ ngăn ngừa tình trạng táo bón.
-
Không hút thuốc lá.
-
Cố gắng hạn chế duy trì những công việc mang tính chất nặng nhọc hoặc phải đứng lâu trong thời gian dài.
-
Khám sức khỏe định kỳ, tốt nhất là định kỳ 2 lần/năm để có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân, đồng thời có thể phát hiện sớm được những dấu hiệu bệnh lý liên quan đến bệnh.
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời
Qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hy vọng đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về bệnh thoát vị bẹn trực tiếp. Nếu bạn có thắc mắc về những vấn đề liên quan đến sức khỏe khác, có thể liên hệ với chúng tôi thông qua số tổng đài 1900565656 để được tư vấn 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!