Các tin tức tại MEDlatec
Khám hậu Covid-19 cần chuẩn bị gì và ngăn ngừa di chứng hậu Covid-19 như thế nào?
- 27/05/2022 | Địa chỉ xét nghiệm PCR tại Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận Covid-19
- 06/06/2022 | Khám hậu Covid-19 ở đâu uy tín, hiệu quả hiện nay?
- 27/05/2022 | Rối loạn nội tiết hậu Covid ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
1. Các di chứng hậu Covid-19 có thể gặp
Virus Covid-19 vẫn có thể gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe kể cả khi đã điều trị khỏi bệnh, trong đó không ít di chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng.
Nhiều bệnh nhân khỏi Covid-19 phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe
Các di chứng phổ biến bao gồm:
1.1. Di chứng nội tiết
Nhiều bệnh nhân sau Covid-19 khi xét nghiệm máu thấy nhiều chỉ số thay đổi, đặc trưng cho tình trạng rối loạn nội tiết. Các dạng thường gặp gồm: nhiễm toan ceton do tăng đường huyết, nhiễm độc giáp, loãng xương, bệnh graves,...
1.2. Di chứng suy hô hấp cấp tính
Hội chứng suy hô hấp cấp là di chứng sau Covid-19 do tổn thương phế nang lan tỏa, điều trị khó khăn do khởi phát bệnh muộn, cơ chế sinh bệnh đặc thù.
1.3. Di chứng viêm phổi
Virus Covid-19 có thể tấn công mạnh mẽ làm tổn thương phổi nghiêm trọng, kể cả sau khi đã khỏi bệnh người bệnh vẫn dễ bị tái phát viêm phổi. Triệu chứng của tình trạng này là: ho không dứt, ho dai dẳng 2 - 3 tháng,... Không ít bệnh nhân phải nhập viện điều trị do di chứng này.
1.4. Di chứng tổn thương gan cấp tính
Virus Covid-19 cũng dễ xâm nhập và tấn công vào gan, di chứng để lại cả khi đã tiêu diệt virus hoàn toàn gây: sạm da, tăng sắc tố trên da, tăng men gan,...
1.5. Di chứng sốc nhiễm trùng
Sốc nhiễm trùng là di chứng khá hiếm gặp hậu Covid-19 nhưng nếu không may mắc phải, tỉ lệ tử vong cao đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có bệnh nền nặng, người bị suy giảm miễn dịch hoặc các đối tượng từng mắc viêm phổi.
1.6. Di chứng đông máu
Những người nhiễm và đã khỏi Covid-19 đều có nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch và các di chứng nặng đến mạch máu. Khi cục máu đông nhỏ hình thành, chúng có thể lớn dần ngăn cản dòng máu lưu thông, cản trở quá trình trao đổi oxy, gây thiếu máu cục bộ hoặc thậm chí là hoại tử các mô.
1.7. Di chứng suy thận cấp
Virus SARS-CoV-2 có thể bám vào ống thận, màng cầu thận và tấn công trực tiếp tế bào thận, gây ra các di chứng như: suy thận cấp, viêm thận,...
2. Khám hậu Covid-19 cần chuẩn bị gì và khám những gì?
Dựa trên triệu chứng và tình trạng sức khỏe của người bệnh sau khi nhiễm Covid-19, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và điều trị. Các trường hợp di chứng phức tạp có thể cần chẩn đoán thêm bằng các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng. Người bệnh cần nắm được để có sự chuẩn bị tốt nhất.
2.1. Khám phổi
Sau khi nhiễm Covid-19 và đã khỏi bệnh, người bệnh vẫn có nguy cơ cao gặp di chứng hô hấp, đặc biệt ở phổi ảnh hưởng tới khả năng hô hấp. Các triệu chứng cho thấy phổi vẫn bị tổn thương, tái viêm sau Covid-19 là: khó thở, đau tức ngực, hụt hơi,...
Chụp X-quang phổi đánh giá tổn thương phổi hậu Covid-19
Các kỹ thuật có thể dùng để chẩn đoán gồm: chụp X-quang phổi, theo dõi nhịp thở,...
2.2. Khám tim mạch
Sau khi nhiễm Covid-19 -19, không ít người bệnh gặp các triệu chứng bệnh tim mạch như: huyết áp cao, mạch đập nhanh, đau tim, thiếu máu đến não hoặc các chi,... Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, đo huyết áp, nhịp tim,... để chẩn đoán tình trạng di chứng.
2.3. Khám đông máu
Chẩn đoán hình ảnh được sử dụng khi nghi ngờ bệnh nhân gặp di chứng về đông máu sau Covid-19 như: chụp mạch máu, chụp X-quang,...
Không phải tất cả các phương pháp chẩn đoán được thực hiện khi người bệnh khám hậu Covid-19, thay vào đó bác sĩ sẽ dựa trên triệu chứng để chỉ định.
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm trên hầu hết đều có trong gói khám sức khỏe hậu Covid-19 ở nhiều bệnh viện, phòng khám. Khi đi khám hậu Covid-19, người bệnh nên tìm hiểu kỹ thông tin để tiết kiệm tối đa chi phí.
3. Làm gì để ngăn ngừa cải thiện di chứng hậu Covid-19?
Ngoài, nắm được khám hậu Covid-19 cần chuẩn bị gì, để nâng cao sức khỏe toàn diện, ngăn ngừa hoặc cải thiện các di chứng hậu Covid-19 đang mắc phải, người bệnh cần tiếp tục theo dõi sức khỏe. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, cần đi khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín.
Sau khi khỏi Covid-19, người bệnh nên chú ý chăm sóc sức khỏe tốt để hồi phục tốt hơn, ngăn ngừa di chứng như:
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa di chứng Covid-19
3.1. Tập thể dục hàng ngày
Vận động thể dục nhẹ nhàng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe, thời gian tập được khuyến cáo là 30 phút mỗi ngày. Người bệnh có thể lựa chọn môn thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân như: tập dưỡng sinh, đi bộ chậm, chạy chậm, đạp xe đạp, tập thể dục truyền hình mỗi sáng.
3.2. Tập thở
Di chứng cho phổi và hệ hô hấp là những di chứng thường gặp do Covid-19, bạn hoàn toàn có thể cải thiện bằng thói quen hít thở khoa học. Hàng ngày, hãy dành từ 10 - 20 phút để tập thở như sau: hít vào và thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở nhẹ nhàng với nhịp độ tăng lên từng ngày.
3.3. Dinh dưỡng đầy đủ
Mỗi ngày người bệnh nên chia nhỏ thành 3 - 5 bữa ăn để hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, ngoài ra cần kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn để có được đầy đủ các loại dinh dưỡng. Chế độ ăn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tốt hơn là: uống đủ nước, ăn nhiều rau và trái cây, uống sữa, nước ép trái cây, ăn chuối chín,...
Ngoài ra, các vi chất có trong các thực phẩm như cá, tôm, hàu, nghêu, sò,... có thể cải thiện tác hại do di chứng Covid-19 gây ra rất tốt.
3.4. Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần cũng bị ảnh hưởng rất nhiều sau khi mắc Covid-19, có thể cải thiện bằng cách nghe nhạc, thư giãn trước khi đi ngủ, ngủ đủ giấc,... Chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp hậu Covid-19 cũng sẽ được cải thiện nếu bạn có thói quen sống lành mạnh.
Chứng rối loạn giấc ngủ thường gặp hậu Covid-19
Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được thông tin về khám hậu Covid-19 gồm những gì và các trường hợp phải đi khám. Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch và nhận tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!