Các tin tức tại MEDlatec
Khi nào phải cắt tuyến giáp và cần lưu ý gì sau phẫu thuật?
- 01/09/2023 | Những điều nên biết về kỹ thuật RFA tuyến giáp
- 11/09/2024 | Thuốc tuyến giáp có tác dụng gì? Những lưu ý để dùng thuốc an toàn
- 11/09/2024 | Nang keo tuyến giáp: Triệu chứng và cách điều trị
1. Khi nào phải cắt tuyến giáp?
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Nhiều người lo lắng việc cắt bỏ tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sau khi đã có sự cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng. Vậy những khi nào phải cắt tuyến giáp?
Trường hợp cắt bỏ một phần tuyến giáp
Với những trường hợp tuyến giáp lành tính nhưng kích thước quá lớn gây chèn ép nhiều cơ quan lân cận thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần tuyến giáp. Điều này sẽ giúp giải phóng những khu vực xung quanh tuyến giáp khỏi áp lực do chèn ép. Nhờ đó giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân.
Ngoài ra, những bệnh nhân được chẩn đoán tuyến giáp ác tính đa nhân giai đoạn đầu, bác sĩ cũng sẽ xem xét phẫu thuật cắt bỏ phần tuyến giáp bất thường, giữ lại phần mô khỏe mạnh, hạn chế tình trạng u xâm lấn gây biến chứng nguy hiểm.
Cắt một phần tuyến giáp nếu khối u kích thước lớn gây chèn ép cơ quan khác
Trường hợp cắt toàn bộ tuyến giáp
Nếu bạn lo lắng không biết khi nào phải cắt tuyến giáp toàn bộ thì câu trả lời sẽ gồm những trường hợp sau:
- Sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư gây tổn thương toàn bộ tuyến giáp hoặc có sự xâm lấn, di căn sang nhiều cơ quan khác.
- Những trường hợp khối u tuyến giáp có kích thước từ 4cm trở lên.
- U tuyến giáp xảy ra với bệnh nhân là người cao tuổi.
2. Phẫu thuật cắt tuyến giáp có ảnh hưởng sức khỏe không?
Ngoài thắc mắc khi nào phải cắt tuyến giáp thì nhiều người còn đặt ra vấn đề là sau khi cắt tuyến giáp, sức khỏe có bị ảnh hưởng hay không? Mặc dù cắt tuyến giáp là phương pháp điều trị cần thiết để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu của bệnh lý đến sức khỏe người bệnh nhưng đôi khi vẫn có thể xảy ra biến chứng sau phẫu thuật. Những tác động đến sức khỏe sau phẫu thuật cắt tuyến giáp mà người bệnh có thể gặp phải là:
Biến chứng xuất hiện sớm
Người bệnh có thể thấy khó thở, đau ở vị trí phẫu thuật hoặc nhiễm độc giáp, nhiễm trùng tuyến giáp,… Chảy máu vết thương là tình trạng thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật. Khi xuất hiện những vấn đề này, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý để tránh nguy hiểm tính mạng. Để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ thường kê toa kháng sinh cho bệnh nhân sau phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ xem xét kỹ lượng trước khi chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp
Biến chứng xuất hiện muộn
Sau một thời gian phẫu thuật, người bệnh có thể xuất hiện những biến chứng như tổn thương dây thần kinh thanh quản hoặc các tuyến cận giáp. Ngoài ra, sau khi tuyến giáp bị cắt bỏ, đặc biệt là những trường hợp cắt hoàn toàn sẽ dễ bị suy giáp. Những biến chứng này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, vì vậy người bệnh cần phải tuân thủ những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.
Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật ngày nay thì tỷ lệ xảy ra biến chứng rất thấp nên bạn không cần quá lo lắng. Điều bạn cần làm lựa chọn địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị bệnh.
Tỷ lệ biến chứng sau cắt tuyến giáp rất thấp nên bạn không cần quá lo lắng
3. Những lưu ý sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp
Sau khi phẫu thuật cắt tuyến giáp, để hạn chế nguy cơ xảy ra những tác động không mong muốn đến sức khỏe, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:
- Sau khi cắt tuyến giáp, cơ thể không thể sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Người bệnh cần uống hormone thay thế theo chỉ định của bác sĩ để duy trì chức năng cơ thể bình thường.
- Người bệnh cần thường xuyên kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp trong máu (TSH).
- Một số người có thể bị hạ canxi máu do tổn thương các tuyến cận giáp trong quá trình phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung đủ canxi và vitamin D từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
- Sau phẫu thuật, quá trình trao đổi chất có thể bị ảnh hưởng dẫn đến tăng cân. Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thường xuyên để kiểm soát trọng lượng cơ thể.
- Thời gian đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần ưu tiên những món mềm, dễ nuốt, tránh các loại đồ cứng, giòn, cay nóng, thức ăn nhiều gia vị, không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
- Nếu xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, trầm cảm, da khô, lạnh hoặc tăng cân không kiểm soát, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của suy giáp hoặc liều thuốc không phù hợp.
- Vết mổ sau phẫu thuật cần được chăm sóc đúng cách để tránh nhiễm trùng và để lại sẹo. Người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về vệ sinh và chăm sóc vết mổ.
- Duy trì một lối sống lành mạnh bao gồm ăn uống cân bằng, tập luyện thể dục đều đặn và tránh căng thẳng. Điều này giúp cơ thể hồi phục tốt hơn sau phẫu thuật và duy trì sức khỏe toàn diện.
- Ngoài việc kiểm tra mức hormone, người bệnh cần thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên khoa để theo dõi sức khỏe tổng quát và phát hiện sớm các biến chứng tiềm ẩn.
Nếu bạn chưa biết nên thăm khám, chẩn đoán và điều trị cũng như theo dõi các vấn đề liên quan đến tuyến giáp ở đâu thì có thể đến các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa với trình độ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị bệnh.
Đồng thời, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại sẽ hỗ trợ công tác khám chữa bệnh được chính xác và an toàn nên bạn có thể yên tâm. Nếu bạn không biết khi nào phải cắt tuyến giáp, bác sĩ của MEDLATEC cũng sẽ giải thích cụ thể dựa trên kết quả kiểm tra sức khỏe của từng bệnh nhân.
Thăm khám và điều trị các bệnh về tuyến giáp tại MEDLATEC
Mọi thông tin cần hỗ trợ hoặc đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!