Các tin tức tại MEDlatec

Khó thở vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày 01/12/2023

Khó thở vào ban đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Khó thở vào ban đêm là hiện tượng không ít người gặp phải, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ. Để khắc phục được tình trạng này, cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra.

1. Khó thở vào ban đêm là hiện tượng gì?

Khó thở về đêm là hiện tượng đột ngột cảm thấy khó thở, đặc biệt là trong khi đang ngủ. Thời điểm dễ gặp hiện tượng này thường là từ nửa đêm cho tới gần sáng. Nếu lúc này, người bệnh đang ngủ, sẽ bị tỉnh giấc, thở hổn hển và khó ngủ lại.

Cảm giác khó chịu này sẽ được thuyên giảm khi người bệnh thay đổi tư thế, chẳng hạn như ngồi dậy và thả lỏng chân xuống đất. Chính vì thế, những người hay gặp hiện tượng này thường được các bác sĩ khuyên nên ngủ với đầu nâng cao hơn chân để việc hô hấp được dễ dàng hơn.

Cơn khó thở tới đột ngột khiến bạn mất ngủ

Khi gặp hiện tượng này, cơ thể người bệnh có thể gặp những biểu hiện như:

● Nếu đang ngủ thì đột ngột tỉnh giấc, kể cả trường hợp đang ngủ say.

● Có thể kèm hiện tượng thở khò khè, ho có đờm.

● Tình trạng đánh trống ngực.

● Cần nhiều không khí.

● Tâm trạng lo lắng, căng thẳng.

● Mất ngủ hoặc khó đi vào giấc ngủ.

2. Những nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở vào ban đêm

Không chỉ liên quan tới những bệnh về đường hô hấp, khó thở về đêm còn có thể tới từ nguyên nhân các bệnh lý về tim, những nguyên nhân cụ thể có thể kể tới bao gồm:

Do mắc các bệnh lý thuộc đường hô hấp

Dù không phải là triệu chứng điển hình của bệnh về phổi, song khó thở vào ban đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh thuộc về đường hô hấp, chẳng hạn như:

● Hen suyễn: là nguyên nhân phổ biến nhất với đặc điểm nhận biết điển hình là thường gặp các cơn khó thở vào thời điểm gần sáng, cùng với đó là ho có đờm, thở ra tiếng khò khè.

● Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khiến cho luồng khí bị tắc nghẽn từ trong phổi, gây khó thở.

● Viêm phổi: có thể do nguyên nhân vi khuẩn, virus, nấm khiến cho phế nang, đường dẫn khí chứa nhiều dịch nhầy, mủ, dẫn tới thở khó.

● Chứng ngưng thở khi ngủ: đây là hiện tượng cơ vùng hầu của người bệnh đi vào trạng thái nghỉ ngơi khi  ngủ khiến cho thanh quản bị hẹp, không khí khó đi qua. Có hai trường hợp xảy ra, hoặc người bệnh ngủ ngáy, hoặc ngưng thở trong một khoảng thời gian nhất định.

● Động mạch phổi bị tắc: không chỉ khiến sự lưu thông bình thường của máu bị tắc mà còn gây trở ngại cho hoạt động trao đổi khí.

● Rối loạn các chức năng của cơ hô hấp.

● Mắc bệnh phổi hạn chế: thường xuất hiện ở những người bị xơ phổi do giãn phế nang, xẹp phổi, tắc nghẽn phổi hoặc từng phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi,...

Các bệnh đường hô hấp có thể là nguyên nhân gây khó thở

Suy tim

Triệu chứng khó thở về đêm có thể gặp trong các trường hợp suy tim sung huyết. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tim không thể bơm đủ lượng máu để nuôi các cơ quan trong cơ thể. Điều này dẫn tới việc các chất lỏng tích tụ lại trong phổi, gây phù phổi.

Phù phổi khiến cho con người cảm thấy khó thở, nhất là những khi nằm hoặc làm việc nặng, hoạt động mạnh.

Một số tình trạng ở tim có thể khiến bệnh nhân khó thở vào ban đêm gồm:

● Nhồi máu cơ tim cấp: Đây là một cấp cứu y khoa cực kỳ nguy hiểm, bệnh gây ra các triệu chứng đau ngực đột ngột, điển hình, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt,... và có thể gây tử vong đột ngột.

● Thiếu máu cục bộ cơ tim: Bệnh gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng và cung cấp oxy cho cơ tim nên đôi khi có thể gây ra triệu chứng đau nhói ở ngực và khó thở kèm theo..

Đối với bệnh về đường hô hấp

Việc sử dụng thuốc hen suyễn, thuốc giãn phế quản có thể được xem xét sử dụng. Đồng thời, kết hợp với máy thở có thể bổ sung thêm lượng oxy cần thiết cho cơ thể, hạn chế triệu chứng bệnh.

Đối với bệnh suy tim

Bác sĩ có thể thực hiện việc giảm áp lực tuần hoàn lên tim thông qua việc sử dụng thuốc lợi tiểu. Không chỉ giúp giải phóng muối, nước dư thừa, thuốc này còn có thể giảm chất lỏng trong hệ tuần hoàn.

Với bệnh khác như tim bẩm sinh, hẹp van tim, hẹp động mạch vành, người bệnh có thể cần được thực hiện phẫu thuật để giảm triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ khác đối với sức khỏe.

Thay đổi các thói quen xấu, hình thành thói quen tốt

Việc kiểm soát tâm trạng, giảm căng thẳng cũng có thể hạn chế bệnh. Đồng thời, như trên đã nói, với những người mắc bệnh, có thể hình thành thói quen kê cao đầu khi đi ngủ, đi ngủ vào một giờ nhất định, không uống các chất có thể gây khó ngủ.

Nằm kê cao đầu có thể được chỉ định với người khó thở về đêm

Có thể nói, khó thở về đêm là hiện tượng cần cẩn trọng bởi nếu nó đến từ những nguyên nhân bệnh lý như suy tim hen suyễn,... có thể gây đe dọa cho tính mạng người bệnh.

Vì thế, nếu xuất hiện hiện tượng này, bạn cần đi khám sớm. MEDLATEC là địa chỉ y tế uy tín mà bạn nên ưu tiên lựa chọn khi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Quý khách hãy gọi tới Tổng đài của MEDLATEC 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.