Các tin tức tại MEDlatec
Kiểm tra kháng thể COVID-19 thông qua những phương pháp nào?
- 27/08/2021 | Hỏi đáp: Sau tiêm có kháng thể Covid-19 thấp có phải tiêm vắc xin lại không?
- 27/08/2021 | Xét nghiệm kháng thể đánh giá nguy cơ mắc COVID-19 như thế nào?
- 27/08/2021 | Tư vấn: Nên xét nghiệm kháng thể COVID-19 ở đâu Hà Nội?
1. Những phương pháp giúp xác định, kiểm tra kháng thể COVID-19?
Khi SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, chúng được coi là các “kháng nguyên” gây bệnh. Lúc này, hệ miễn dịch ngay lập tức phản ứng lại bằng cách sản sinh ra các protein giúp vô hiệu hóa “kháng nguyên”. Các protein đặc biệt này chính là immunoglobulin (Ig) hay còn được gọi là “kháng thể” COVID-19.
Xét nghiệm kháng thể được hiểu là quá trình tìm virus gián tiếp thông qua việc kiểm tra kháng thể COVID-19 có trong mẫu máu của người bệnh. Thông thường, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể sau một thời gian khi bị virus xâm nhập. Xét nghiệm kiểm tra kháng thể COVID-19 được thực hiện với hai kỹ thuật sau:
Xét nghiệm ELISA
Xét nghiệm ELISA được dùng trong phát hiện kháng thể của virus hoặc vi khuẩn được ứng dụng tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, xét nghiệm ELISA được áp dụng trong công tác định mức nồng độ kháng thể COVID-19 xuất hiện trong máu. Kỹ thuật được tiến hành trong khoảng 1 - 5 giờ để đưa ra kết quả.
Xét nghiệm sắc ký miễn dịch
Xét nghiệm sắc ký miễn dịch còn được gọi là test nhanh hay xét nghiệm nhanh, được sử dụng với mục đích định tính kháng thể trong máu. Phương pháp kiểm tra kháng thể COVID-19 này được thực hiện tương rất nhanh, từ 15 - 20 phút là đã cho ra kết quả.
Test nhanh giúp kiểm tra sự xuất hiện của kháng thể COVID-19 trong mẫu máu người thực hiện xét nghiệm
2. Xét nghiệm kháng thể COVID-19 có những ý nghĩa gì?
Xét nghiệm tìm kháng thể COVID-19 có những ý nghĩa nhất định trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Điều tra dịch tễ
Trên thực tế, việc tiến hành kiểm tra kháng thể COVID-19 không được dùng để chẩn đoán một người nào đó đang mắc COVID-19. Thông qua việc xác định, kiểm tra kháng thể giúp tìm hiểu được sự phát tán của dịch bệnh, điều tra dịch tễ (đặc biệt là với test nhanh). Đồng thời, xét nghiệm còn giúp tìm ra những người có kháng thể tự bảo vệ trước sự xâm nhập của virus.
Xác định sự hình thành kháng thể COVID-19
Ngoài việc tiến hành với các đối tượng nghi ngờ mắc COVID-19, xét nghiệm kháng thể còn được sử dụng với người sau tiêm vắc xin COVID-19. Mục đích chính của xét nghiệm là kiểm tra kháng thể COVID-19 đã được hình thành trong cơ thể hay chưa và cơ thể người tiêm có đủ khả năng miễn dịch với virus không. Điều này mang ý nghĩa lớn đối với sự đánh giá, phân tích hiệu quả của vắc xin khi được sử dụng.
Xét nghiệm kháng thể cần được thực hiện ở người đã tiêm vắc xin COVID-19
3. Tại sao kết quả test nhanh kiểm tra kháng thể COVID-19 không dùng để chẩn đoán?
Về bản chất, test nhanh dùng để tìm kiếm và kiểm tra kháng thể hay còn được hiểu là sự phát hiện các dấu vết mà virus SARS-CoV-2 để lại trong cơ thể. Các kết quả test nhanh có thể cho những kết quả sai khác với những trường hợp sau:
-
Mẫu xét nghiệm được lấy quá sớm, cơ thể người bệnh mắc COVID-19 chưa kịp sản sinh ra kháng thể ngăn chặn lại virus. Thì lúc này, kết quả test nhanh có thể cho âm tính giả.
-
Người bệnh đã từng nhiễm COVID-19 trước đó, điều này khiến cơ thể hình thành và tồn tại các kháng thể chống virus. Trường hợp này test nhanh cho kết quả dương tính giả.
Như vậy, có thể hiểu rằng, test nhanh cho kết quả dương tính không có nghĩa là người đó đang mắc COVID-19. Ngược lại, test nhanh cho kết quả âm tính không có nghĩa là người đó không mắc COVID-19 và không có khả năng lây lan cho người khác.
Test nhanh có thể cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả trong một số trường hợp
Chính vì vậy, kết quả test nhanh không được dùng trong chẩn đoán người đang nhiễm COVID-19 hay không. Để sàng lọc, phát hiện chính xác người đang nhiễm bệnh, cần tiến hành thực hiện các xét nghiệm tìm kháng nguyên, đặc biệt là xét nghiệm RT-PCR.
Đối với công tác phòng chống dịch, test nhanh giúp tìm kháng thể trong nhóm quần thể nguy cơ mắc bệnh, mang ý nghĩa xác định tỷ lệ người từng nhiễm SARS-CoV-2. Qua đó đánh giá quy mô dịch bệnh trong cộng đồng, để hoạch định các chính sách - biện pháp tổ chức chống dịch thích hợp.
4. Thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch COVID-19
Để công tác phòng - chống là hiệu quả và an toàn nhất, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:
-
Cần đeo khẩu trang đúng cách khi phải di chuyển hoặc có mặt tại các cơ sở y tế, nơi công cộng hoặc những nơi tập trung đông người. Đeo khẩu trang tại các khu vực cách ly y tế.
-
Nên tiến hành khử khuẩn với dung dịch nước rửa tay, cồn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch thường xuyên.
-
Giữ vệ sinh nhà cả, nơi ở. Nên đảm bảo không khí luôn thoáng mát và có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Thường xuyên lau rửa các bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế, tay nắm cửa,…
-
Có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh. Tập luyện thể dục thể thao. Điều này tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
-
Tiến hành theo dõi sức khỏe, cách ly và khai báo y tế khi trở về từ những vùng có dịch.
-
Nếu nhận thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý như khó thở, sốt cao, hắt hơi, mất vị giác,… cần thông báo y tế để được tiến hành khám, xét nghiệm nhanh chóng nhất.
-
Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên thường xuyên khai báo y tế trực tuyến, cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K là “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế”.
Đeo khẩu trang đúng cách để bảo vệ bản thân trước sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2
Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về xét nghiệm tìm và kiểm tra kháng thể COVID-19. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cả cộng đồng, mỗi người dân hãy là “một chiến sĩ” trong mặt trận chiến đấu chống lại sự lây lan và đẩy lùi ảnh hưởng của dịch bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!