Tin tức
Xét nghiệm kháng thể đánh giá nguy cơ mắc COVID-19 như thế nào?
- 26/08/2021 | COVID-19 có bao nhiêu biến thể? Biến thể nào đáng lo ngại nhất?
- 26/08/2021 | Hỏi đáp: Khi nào nên xét nghiệm kháng thể COVID-19?
- 26/08/2021 | Giải đáp: người mắc COVID-19 có tự khỏi được không?
1. Bản chất của xét nghiệm kháng thể COVID-19
Hiện nay, ngành y tế đang áp dụng một số phương pháp để xác định tình trạng nhiễm COVID-19. Trong đó, phổ biến nhất là test nhanh COVID-19 và xét nghiệm khẳng định PCR. Xét nghiệm kháng thể COVID-19 hiện đang được một số bệnh viện nhất định ở tuyến trung ương triển khai. Đây là phương pháp xét nghiệm mang nhiều ý nghĩa và tác dụng. Vậy bản chất của xét nghiệm kháng thể là gì?
Bản chất của xét nghiệm kháng thể
Xét nghiệm kháng thể thực chất là phương pháp xét nghiệm nhằm đưa ra kết quả dựa trên việc tìm kháng thể trong máu. Đó là các protein đặc biệt (IgM, IgG) được cơ thể sản sinh sau khi nhiễm bệnh để chống lại tác động của virus hoặc được sinh ra sau khi người đó được chích ngừa vắc xin phòng virus virus SARS-CoV-2.
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 dựa trên xét nghiệm huyết thanh của người bệnh
Những giải pháp chủ yếu xét nghiệm kháng thể
Với xét nghiệm kháng thể, hiện nay cũng có 2 giải pháp sau:
- Kỹ thuật ELISA mang tính chất khẳng định, xét nghiệm huyết thanh để định lượng nồng độ kháng thể IgM và IgG. Phương pháp này cho kết quả chính xác.
- Test nhanh bằng kỹ thuật sắc ký miễn dịch để định tính kháng thể. Cơ chế hoạt động giống như test que thử thai, cho kết quả chỉ sau 15 đến 20 phút.
2. Xét nghiệm kháng thể đánh giá nguy cơ mắc COVID-19
Như vậy chúng ta đã hiểu được bản chất của xét nghiệm kháng thể COVID-19 là gì. Vậy xét nghiệm này đánh giá nguy cơ mắc COVID-19 như thế nào?
Đánh giá tình trạng mắc COVID-19 qua xét nghiệm kháng thể
Về bản chất, xét nghiệm kháng thể không có tác dụng phát hiện virus SARS-CoV-2 của một người đang có nguy cơ nhiễm bệnh. Xét nghiệm này cũng không được sử dụng để làm phương pháp chẩn đoán người nhiễm bệnh. Bởi xét nghiệm kháng thể chỉ cho ra kết quả sau khoảng 1 đến 2 tuần người bệnh nhiễm virus, cơ thể đã sản sinh ra kháng thể. Kết quả này sẽ đánh giá tình trạng mắc bệnh của bệnh nhân và trong cơ thể đã có kháng thể để chống lại sự tấn công của virus hay không.
Xét nghiệm kháng thể đánh giá nguy cơ mắc COVID-19 tại các vùng dịch
Đánh giá nguy cơ mắc COVID-19 của người sau tiêm vắc xin
Tiêm vắc xin đang là giải pháp được cả thế giới ứng dụng đối với tất cả mọi người nhằm tạo miễn dịch cộng đồng. Sau khoảng 2 tuần tiêm vắc xin và tiêm đủ liều theo khuyến cáo của từng loại, trong cơ thể người sẽ tự sản sinh ra kháng thể. Các kháng thể này có vai trò rất lớn trong việc giúp một người chống lại sự tấn công của virus.
Xét nghiệm kháng thể đánh giá nguy cơ mắc COVID-19 thông qua việc định tính lượng kháng thể trong người. Với người sau khi tiêm vắc xin đủ thời gian, các bác sĩ sẽ đánh giá được lượng kháng thể có nồng độ thế nào, hoạt động ra sao. Từ đó chẩn đoán khả năng, nguy cơ nhiễm bệnh của người đó trong tương lai.
Những điều cần hiểu rõ về xét nghiệm kháng thể COVID-19
Hiểu về bản chất của xét nghiệm kháng thể, chúng ta cần biết rõ những vấn đề sau:
-
Xét nghiệm kháng thể không được sử dụng để các định một người có mắc COVID-19 hay không.
-
Bản thân xét nghiệm kháng thể không thể giúp phát hiện được virus SARS-CoV-2.
-
Xét nghiệm kháng thể cũng không xác định chắc chắn được khả năng miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2 của những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 và đủ thời gian theo khuyến cáo.
-
Xét nghiệm kháng thể không quyết định được việc một người bình thường có cần chích ngừa vắc xin phòng COVID-19 hay không.
-
Xét nghiệm kháng thể giúp phát hiện một người có thể đang nhiễm virus hoặc đã từng mắc COVID-19 và đã được tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19.
-
Xét nghiệm kháng thể đánh giá nguy cơ mắc COVID-19 của một người đã được tiêm phòng vắc xin đầy đủ ở mức độ tương đối.
Xét nghiệm kháng thể đánh giá nguy cơ mắc COVID-19 giúp sàng lọc những người có khả năng nhiễm bệnh
3. Ý nghĩa của xét nghiệm kháng thể COVID-19
Tuy hiện nay xét nghiệm kháng thể chưa được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng nhưng đây là xét nghiệm có ý nghĩa lớn đối với ngành y tế. Kết quả xét nghiệm kháng thể đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng kháng thể sau tiêm vắc xin, từ đó đánh giá cơ thể người tiêm có đủ khả năng miễn dịch với virus không.
Thời gian trả kết quả nhanh chóng (với phương pháp test nhanh) cũng là một điểm cộng của xét nghiệm kháng thể khi có thể hỗ trợ điều tra dịch tễ, giúp ngành y tế kiểm soát tốt hơn khả năng lây lan của virus trong cộng đồng, nhất là tại các vùng dịch.
Xét nghiệm kháng thể giúp ngành y sàng lọc nguy cơ lây nhiễm COVID-19
Kết quả dương tính:
Kết quả xét nghiệm dương tính có thể chẩn đoán là người xét nghiệm từng mắc COVID-19 ở lần nhiễm trước hoặc đang nhiễm bệnh hoặc có kháng thể do đã được tiêm chủng phòng ngừa virus. Tác dụng của kháng thể là tạo hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus. Một số trường hợp dương tính với kháng thể cũng không thể chắc chắn được người đó có bị nhiễm virus hay không. Do vậy, cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết nếu có nguy cơ.
Kết quả âm tính:
Kết quả âm tính có thể cho biết một người không nhiễm bệnh hoặc chưa từng tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh mới mắc COVID-19, khi đó cơ thể chưa kịp sản sinh ra kháng thể ngăn chặn lại virus. Lúc này, do lấy mẫu quá sớm nên kết quả test nhanh có thể cho âm tính giả. Để khẳng định một người âm tính với COVID-19 hay không thì cần thực hiện phương pháp xét nghiệm RT-PCR.
Như vậy có thể thấy, xét nghiệm kháng thể đánh giá nguy cơ mắc COVID-19 ở mức độ cho phép trong từng trường hợp nhất định. Tuy nhiên, xét nghiệm này không mang tính chất khẳng định trong việc chẩn đoán một người có nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không. Dù vậy, xét nghiệm kháng thể vẫn có ý nghĩa và đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ngành y đánh giá nguy cơ lây nhiễm bệnh và kiểm soát khả năng phát tán virus trong cộng đồng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!