Các tin tức tại MEDlatec
Loãng xương là gì và phương pháp chẩn đoán bệnh ra sao?
1. Làm thế nào để phát hiện bệnh loãng xương?
Loãng xương chính là tình trạng xương mỏng dần, mật độ chất trong xương thưa dần khiến xương trở nên giòn hơn, xốp hơn và dễ bị tổn thương. Người cao tuổi bị loãng xương nên rất dễ gãy xương và khi đã gãy thì xương rất khó hoặc không thể lành lại được, rất nhiều trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém. Phần xương dễ gãy do loãng xương là xương đùi, xương cổ tay, xương cột sống.
Sở dĩ tình trạng loãng xương thường gặp ở người già là do khi tuổi cao thì Xuất hiện rối loạn quá trình chuyển hóa xương dẫn đến mất chất khoáng trong xương dẫn đến mật độ xương giảm và xương không còn chắc khỏe như lúc còn trẻ. Loãng xương ở người cao tuổi khó phát hiện và thường diễn biến âm thầm. Phần lớn người bệnh cảm thấy đau khi ngã, vấp rất nhẹ. Một số trường hợp có thể bị còng lưng, đau lưng, giảm cân, dáng khom,… sau một thời gian dài bị bệnh. Bên cạnh đó, một số trường hợp khác phát hiện ra bệnh khi đã bị gãy xương.
Theo một số thống kê, phụ nữ châu Á có tỉ lệ loãng xương cao và nhiều trường hợp có mật độ xương thấp hơn trung bình. Loãng xương là do sự thoái hóa xương tự nhiên và bên cạnh đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ loãng xương như chế độ dinh dưỡng chưa đầy đủ và lối sống không khoa học. Những người mắc bệnh loãng xương có thể điều trị hiệu quả để làm chậm quá trình phát triển bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.
Để chẩn đoán tình trạng loãng xương, các bác sĩ sẽ chỉ định đo mật độ xương hay còn gọi là đo chỉ số cấu trúc xương của người bệnh ở một số bộ phận chẳng hạn như cột sống, gót chân, khớp háng, cổ tay.
2. Những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe khi mắc bệnh loãng xương
Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, loãng xương có thể gây ra hiệu quả nghiêm trọng, làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Những người bị loãng xương ở mức độ nặng có thể gặp phải tình trạng rạn xương, nứt xương, chỉ cần ngã nhẹ hoặc va chạm nhẹ cũng rất dễ bị gãy xương. Một số vùng xương thường bị ảnh hưởng nhiều do chịu lực tác động nhiều là xương cổ tay, cẳng tay, cẳng chân và xương đùi.
Khi gãy xương, người bệnh không những phải chịu đau đớn mà xương có thể bị biến dạng, giảm khả năng vận động cũng như tuổi thọ của người bệnh, những trường hợp nghiêm trọng hơn còn có thể bị tàn phế suốt đời.
Một số trường hợp khác, loãng xương còn có thể gây ra biến chứng cong xương, cong vẹo cột sống, lún cột sống, cong ống chân, người bệnh bị giảm chiều cao. Khi bị gãy xương và không thể đi lại được, bị biến dạng đốt sống,… có thể khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến hệ hô hấp, viêm phổi, tắc mạch chi,…
3. Phương pháp điều trị và phòng bệnh loãng xương
Khi phát hiện loãng xương, người bệnh có thể đắn đo không biết bệnh có khỏi được không, bị loãng xương thì uống thuốc gì, có cần bổ sung canxi không,... Tuy nhiên, tất cả đều cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mỗi bệnh nhân sẽ có những đơn thuốc và phác đồ điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên duy trì một trọng lượng vừa phải và thực hiện lối sống lành mạnh bao gồm bổ sung dưỡng chất và thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa cũng như tiêu biến xương.
Loãng xương là do tuổi tác và lối sống. Vì thế, để phòng ngừa bệnh, bạn nên thực hiện theo những nguyên tắc sau:
Khám sức khỏe và kiểm tra mật độ xương định kỳ: Những người cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ tuổi mãn kinh cần phải đo mật độ xương để phát hiện sớm tình trạng loãng xương. Khi phát hiện sớm thì việc điều trị và phòng ngừa nguy cơ gãy xương cũng sẽ hiệu quả hơn.
Thay đổi lối sống: Cuộc sống hiện đại khiến mọi thứ trở nên thuận tiện và làm cho con người lười biếng hơn. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh tật, trong đó có loãng xương. Để ngăn ngừa tình trạng này hiệu quả, hãy chăm chỉ tập luyện, chỉ cần những bài tập chạy bộ đơn giản hay các bài vận động xương khớp,... cũng sẽ giúp bạn thay đổi rất nhiều, nâng cao sức khỏe và độ dẻo dai của cơ thể. Tuy nhiên, những trường hợp đã bị loãng xương thì chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh các bài vận động mạnh, đi lại cẩn thận để tránh vấp ngã.
Bổ sung canxi và ăn uống đủ chất: Nên bổ sung canxi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên lạm dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc. Bên cạnh đó, bạn cần ăn uống cân bằng dưỡng chất, bổ sung các loại rau củ quả và uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm nhiều canxi như cá, tôm, cua,… Không nên ăn mặn và ngừng hút thuốc lá, từ bỏ rượu bia.
Một số bệnh nhân tự ý tiêm thuốc chống loãng xương hay truyền thuốc chống loãng xương khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe.
Nếu có dấu hiệu giảm cân và đau nhức xương khớp, đau nhức cơ,… bạn nên đi khám sớm để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nên đo mật độ xương ở những cơ sở uy tín để có được kết quả chẩn đoán bệnh chính xác.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. MEDLATEC được đầu tư trang bị các loại máy đo loãng xương cũng như hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa - huyết học hiện đại, và máy xét nghiệm vitamin D đạt chuẩn,… Kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao. Chính vì thế, thăm khám tại MEDLATEC sẽ giúp bạn yên tâm về một kết quả chẩn đoán bệnh loãng xương chính xác và nhanh chóng. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện đều là các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp bạn đánh giá về sức khỏe và đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả.
Hi vọng với những thông tin hữu ích này, bạn đã có thể trả lời câu hỏi loãng xương là gì, đo loãng xương ở đâu cũng như biết được cách phòng ngừa hiệu quả. Muốn đặt lịch khám sớm, bạn hãy gọi đến 1900 56 56 56, chuyên gia của chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!