Các tin tức tại MEDlatec
Lý giải các nguyên nhân gây tụt lợi chân răng
- 28/05/2021 | Bác sĩ giải đáp: Chữa tủy răng có đau không?
- 19/04/2021 | Giúp bạn trả lời: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
- 17/05/2021 | Tại sao cần triệt tủy răng? Triệt tủy răng cối có nguy hiểm không?
- 19/04/2021 | Tất tần tật những thông tin về tình trạng răng bị mục
1. Tổng quan về tình trạng tụt lợi
Trước khi tìm hiểu về các nguyên nhân gây tụt lợi thì bạn đọc nên hiểu rõ bệnh lý này là gì? Thực tế, tình trạng tụt lợi chân răng thường được mô tả là hiện tượng phần lợi có nhiệm vụ bảo vệ chân răng bị di chuyển sâu xuống phía dưới cuống răng làm cho vùng thân răng bị hở ra. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở một vài răng hoặc nhiều hơn như một hàm răng hoặc cả hai hàm răng trên và dưới với nhiều biểu hiện như sưng lợi, chân răng bị chảy máu, miệng có mùi hôi,...
Giải đáp: Tụt lợi chân răng là bệnh gì?
Theo bác sĩ, trong y khoa tình trạng tụt lợi có thể phân chia thành hai nhóm, cụ thể là:
-
Tụt lợi không nhìn thấy được: tình trạng này chỉ có thể phát hiện khi sử dụng cây thăm dò để đo vị trí bám dính của biểu mô với các vùng xung quanh răng.
-
Tụt lợi nhìn thấy được: tình trạng này có thể dễ dàng phát hiện thông qua mắt thường.
Vậy bệnh nhân bị tụt lợi có thể xuất hiện những triệu chứng gì? Để bạn đọc dễ dàng nhận biết bệnh thông qua những biểu hiện lâm sàng, dưới đây là một số gợi ý cụ thể của bác sĩ:
-
Răng có biểu hiện nhạy cảm hơn bình thường, đặc biệt là khi ăn những thức ăn cay, nóng, lạnh, chua. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện biểu hiện ê buốt răng làm mất cảm giác thèm ăn nên không muốn ăn thêm nữa.
-
Thường xuyên chảy máu vùng lợi, nhất là sau khi sử dụng chỉ nha khoa hoặc đánh răng.
-
Miệng có mùi hôi kể cả khi vừa đánh răng xong hoặc ăn những thức ăn hoàn toàn không gây mùi.
-
Vùng nướu có biểu hiện bị hở, không ôm sát vào chân răng kèm theo triệu chứng sưng tấy.
-
Răng có biểu hiện xô lệch nên khoảng cách của các răng dần thay đổi, cách xa dần.
-
Vùng lợi có biểu hiện tụt xuống và teo dần khiến cho phần răng lộ ra nhiều hơn.
-
Chuyển màu răng kèm theo triệu chứng răng bị lung lay.
2. Các nguyên nhân gây tụt lợi chân răng
Theo bác sĩ, bệnh tụt lợi chân răng là một trong những vấn đề sức khỏe răng miệng thuộc nhóm đa nguyên nhân, tức tình trạng này có thể xuất phát từ nguyên căn khác nhau. Cụ thể các nguyên nhân gây tụt lợi gồm có:
2.1. Nguyên nhân tụt lợi do vấn đề sinh lý
Những bệnh nhân được chẩn đoán bị tụt lợi chân răng xuất phát từ nguyên nhân sinh lý có thể nảy sinh do:
-
Sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới cũng khiến cơ thể dần trở nên nhạy cảm hơn nên vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh hơn.
Nội tiết tố thay đổi có thể khiến răng dễ bị bệnh
-
Theo một số nghiên cứu cho thấy, nguy cơ tụt lợi xuất phát từ vấn đề sinh lý có nguy cơ ngày một cao hơn theo độ tuổi. Trong đó, nguy cơ tụt lợi ở trẻ em chỉ có tỷ lệ 8% nhưng với người lớn tuổi (từ 50 tuổi trở lên) lại lên đến 100%.
2.2. Nguyên nhân tụt lợi do bệnh lý
Tình trạng tụt lợi xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý có thể gặp gồm:
-
Tình trạng vôi răng tích tụ lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến chân răng, gây chảy máu và dẫn đến tụt lợi.
-
Xung quanh vùng răng bị viêm hoặc túi nha chu bị sâu là một trong số những lý do khiến tụt lợi.
-
Viêm nha chu là một trong những bệnh lý làm mô lợi cũng như các tổ chức có nhiệm vụ nâng đỡ răng bị ảnh hưởng và phá hủy. Đó cũng là một trong số những nguyên nhân khiến răng bị tụt lợi.
2.3. Nguyên nhân tụt lợi do sang chấn
Một vài sang chấn cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và dẫn đến tụt lợi, chẳng hạn như:
-
Xô lệch răng: tình trạng này thường gây ảnh hưởng rất lớn đến vùng xương của răng và lợi.
-
Đánh răng sai cách cũng có thể khiến cho lợi bị sang chấn, cụ thể như tình trạng lợi thấp và mỏng dần.
Tụt lợi có thể do đánh răng sai kỹ thuật
-
Khớp cắn bị sang chấn là một trong những yếu tố thuận lợi dẫn đến tụt lợi hoặc làm cho tình trạng tụt lợi trở nên nghiêm trọng hơn do viêm hoặc tăng sinh biểu mô.
2.4. Nguyên nhân tụt lợi do cấu trúc hàm bẩm sinh
Một vài yếu tố bẩm sinh của cấu trúc hàm có thể dẫn đến tụt lợi như:
-
Yếu tố di truyền: những đối tượng có người thân từng mắc phải những bệnh lý về răng miệng thường có nguy cơ bị tụt lợi cao hơn.
-
Phần nướu bị thu hẹp ngay từ khi sinh ra cũng là một nguyên nhân dẫn đến tụt lợi.
Ngoài những nguyên nhân được kể trên, theo bác sĩ một vài yếu tố khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lý này phát sinh và tiến triển nặng hơn, cụ thể như:
-
Những thói quen xấu cũng gây ảnh hưởng và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe xấu cho lợi. Điển hình như xỉa răng bằng tăm, nghiến răng khi ngủ, nhai kẹo cao su, mút tay,...
-
Không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là vitamin C: sự thiếu hụt hàm lượng vitamin C có thể làm gia tăng nguy cơ bị viêm nướu Scorbut. Trong khi đó, biến chứng của bệnh lý này chính là tụt lợi.
Thiếu vitamin C là một yếu tố thuận lợi để gây bệnh
-
Hút thuốc lá: thói quen hút thuốc lá không chỉ gây hại đến sức khỏe của phổi mà còn gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể do những thành phần có trong thuốc lá. Chẳng hạn như Monoxide, Acid Cyanhydric, Nicotin,... Bên cạnh đó, khi hệ thống miễn dịch bị tấn công sẽ làm suy giảm chức năng nên bệnh nhân thường dễ mắc phải những vấn đề xấu liên quan đến răng miệng.
3. Những hậu quả do tụt lợi gây ra
Mặc dù tụt lợi không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng mọi người không thể thờ ơ khi mắc bệnh. Bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cũng sẽ để lại những ảnh hưởng nhất định, theo thời gian tình trạng bệnh sẽ ngày một nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều hậu quả không thể lường trước. Vậy các nguyên nhân gây tụt lợi có thể để lại những hậu quả gì? Để giúp bạn đọc có thể hình dung được những ảnh hưởng của bệnh, dưới đây là một số chia sẻ cụ thể nhất:
3.1. Răng trở nên nhạy cảm hơn
Khi phần lợi bị tụt sâu xuống, lộ thân răng nhiều hơn và dễ bị sâu răng hoặc mòn chân răng do quá trình vệ sinh răng miệng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Thực tế, tình trạng này phát sinh chủ yếu do lớp xi - măng của chân răng ngày một mòn đi, lộ ngà răng kèm theo triệu chứng ê buốt.
3.2. Gây mất thẩm mỹ
Tình trạng tụt lợi có thể dễ dàng nhận thấy thông qua việc quan sát bằng mắt bình thường. Ngoài ra, bệnh lý này còn biểu hiện một số triệu chứng như đổi màu răng, khoảng cách răng rộng ra, răng dài hơn, hàm răng không đồng đều,… Mặt khác, tình trạng tụt lợi cũng là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn, thức ăn và mảng bám tích tụ xung quanh kẽ răng. Ngoài việc gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thì chúng cũng làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ. Chính vì thế, bệnh nhân thường có tâm lý e ngại, tự ti khi giao tiếp với người khác.
Tụt lợi làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ răng miệng
Trên đây là một số chia sẻ chi tiết về các nguyên nhân gây tụt lợi cũng như những hậu quả có thể xảy ra do bệnh lý này. Từ đó, hy vọng mọi người nâng cao ý thức vệ sinh, chăm sóc răng miệng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!