Các tin tức tại MEDlatec
Lý giải nguyên nhân bị chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái và cách khắc phục
- 16/10/2024 | Cảnh giác với triệu chứng chóng mặt kéo dài: Tưởng bệnh “xoàng” nhưng dữ
- 29/10/2024 | Vì sao nằm xuống bị chóng mặt và làm cách nào để khỏi?
- 09/11/2024 | Ngủ dậy bị chóng mặt, nguyên nhân là gì?
1. Bị chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái là làm sao?
1.1. Rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là nguyên nhân thường gặp gây nên hiện tượng chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái. Khả năng thăng bằng của cơ thể do hệ thống tiền đình chịu phụ trách nên tiền đình rối loạn có thể sinh ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng khi tư thế thay đổi.
Rối loạn tiền đình có thể gây nên hiện tượng bị chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái
1.2. Chóng mặt tư thế lành tính kịch phát
Chóng mặt tư thế lành tính kịch phát cũng rất dễ dẫn đến chóng mặt khi thay đổi tư thế hoặc nằm nghiêng. Hiện tượng này là kết quả của việc các hạt canxi nhỏ ở tai trong dịch chuyển và kẹt lại tại ống bán khuyên, kích thích tiền đình. Sự kích thích ấy được truyền tín hiệu đến não bộ và sinh ta hiện tượng:
- Chóng mặt khi thay đổi tư thế.
- Cảm giác đầu quay cuồng, mất thăng bằng.
1.3. Viêm tai giữa
Viêm tai giữa có thể làm thay đổi áp lực trong tai, dẫn đến hiện tượng mất thăng bằng và chóng mặt. Tình trạng viêm tai giữa thường sẽ khiến người bệnh bị chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái kèm theo hiện tượng:
- Đau tai, giảm thính lực.
- Cảm giác ù tai hoặc nghe tiếng động lạ trong tai.
1.4. Huyết áp thấp
Huyết áp thấp cũng có thể gây ra hiện tượng chóng mặt khi nằm nghiêng. Khi chỉ số huyết áp giảm, máu không cung cấp đủ cho não nên dễ sinh ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí một số trường hợp còn bị mất ý thức.
Người bị huyết áp thấp thường xuất hiện triệu chứng:
- Chóng mặt khi đứng dậy hoặc thay đổi tư thế.
- Cảm giác yếu và mệt mỏi.
- Da nhợt nhạt.
- Nhịp tim chậm.
1.5. Thiếu máu
Thiếu tế bào hồng cầu do thiếu máu khiến oxy cung cấp đến các hệ cơ quan không đủ, trong đó có não bộ. Điều này có thể gây ra hiện tượng bị chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái và:
- Da xanh xao, mệt mỏi.
- Khó thở, tim đập nhanh.
2. Cách khắc phục tình trạng chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái
2.1. Tập luyện thăng bằng
Để giảm triệu chứng bị chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái thì tập luyện thăng bằng có vai trò quan trọng. Các bài tập như xoay người nhẹ nhàng, đứng bằng một chân,... có thể giúp cải thiện hệ thống tiền đình để giảm tình trạng chóng mặt khi tư thế thay đổi đột ngột.
Bài tập thăng bằng hỗ trợ tiền đình, cải thiện chóng mặt khi thay đổi tư thế
2.2. Thay đổi tư thế nằm
Nếu bạn thường xuyên gặp hiện tượng chóng mặt khi nằm nghiêng, hãy thử thay đổi tư thế nằm. Nằm ngửa hoặc nghiêng sang phải có thể giúp giảm áp lực lên vùng cổ vai gáy và hệ thống tiền đình, từ đó hạn chế tình trạng chóng mặt.
2.3. Kiểm soát huyết áp
Đối với những người bị chóng mặt khi nằm nghiêng do huyết áp thấp, cần kiểm soát ổn định huyết áp bằng cách:
- Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
- Bổ sung muối vào bữa ăn hàng ngày.
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để duy trì năng lượng.
2.4. Bài tập cho hệ tiền đình
Các bài tập đặc biệt dành cho hệ tiền đình như bài tập Epley hoặc Semont có thể giúp điều chỉnh lại các tinh thể trong ống bán khuyên, giảm tình trạng chóng mặt do chóng mặt tư thế lành tính kịch phát gây ra:
- Bài tập Epley
+ Động tác 1: Xoay đầu nghiêng sang phải 45 độ rồi nằm xuống nhưng đầu vẫn ở tư thế nghiêng phải 45 độ, giữ nguyên trong 60 giây.
+ Động tác 2: Xoay đầu nghiêng sang trái 90 độ, tiếp tục giữ nguyên 60 giây.
+ Động tác 3: Lăn người sang trái sao cho lưng và mặt giường vuông góc với nhau, giữ nguyên trong 60 giây.
+ Động tác 4: Ngồi dậy.
- Bài tập Semont
+ Động tác 1: Ngồi trên mép giường, xoay đầu nghiêng góc 45 độ so với bên bị chóng mặt.
+ Động tác 2: Nằm xuống từ từ ở tư thế nghiêng nhưng thân, cổ và đầu phải trên một đường thẳng, đầu ngửa lên trần nhà, giữ nguyên 60 giây.
+ Động tác 3: Xoay người trở lại và giữ cổ thẳng với sống lưng, hướng mặt xuống dưới sàn, giữ nguyên 60 giây sau đó từ từ đứng lên và về tư thế ngồi.
Khi thực hiện các động tác hỗ trợ hệ tiền đình trên đây, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gặp sự cố ngoài ý muốn.
2.5. Can thiệp y tế
Trường hợp bị chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, đi kèm với các dấu hiệu như buồn nôn, khó thở, hoặc đau đầu nặng, người bệnh cần đến bác sĩ thăm khám, thực hiện những kiểm tra chuyên sâu giúp xác định các bất thường về sức khỏe (nếu có).
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa giúp tìm ra hướng điều trị chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái
3. Phòng tránh tình trạng chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái
Một số việc làm sau có thể phòng ngừa nguy cơ bị chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái:
- Tránh nằm nghiêng quá lâu về một bên để không tạo áp lực cho vùng cổ vai gáy và hệ tiền đình.
- Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là các bài tập thăng bằng và yoga giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ chóng mặt.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nhất là nhóm khoáng chất kali, magie và uống đủ nước để duy trì huyết áp ổn định và hỗ trợ hoạt động chức năng hệ tiền đình.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến tiền đình, huyết áp,... là nguyên nhân gây nên chóng mặt khi thay đổi tư thế và có biện pháp điều trị tránh nguy cơ biến chứng.
Từ những chia sẻ ở trên có thể thấy rằng, bị chóng mặt khi nằm nghiêng bên trái xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Muốn xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng hướng người bệnh cần có sự kiểm tra chuyên sâu dưới sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ trực tiếp Hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch khám nhanh chóng, thuận tiện.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!