Các tin tức tại MEDlatec
MCH trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này tăng hoặc giảm báo hiệu điều gì?
- 16/06/2024 | Giải đáp: chỉ số NEU trong xét nghiệm máu là gì?
- 20/06/2024 | Ung thư máu giai đoạn đầu có biểu hiện gì? Nhận biết sớm để điều trị hiệu quả
- 20/06/2024 | Ung thư máu giai đoạn cuối? Những dấu hiệu và cách điều trị bệnh
- 20/06/2024 | MONO trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này tăng cao khi nào?
- 21/06/2024 | Tổng quan về tình trạng thiếu máu do thiếu vitamin B12
1. Tìm hiểu chỉ số MCH trong xét nghiệm máu là gì?
MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) là chỉ số biểu thị lượng huyết sắc tố trung bình ở trong của một tế bào hồng cầu. Huyết sắc tố chính là một dạng protein có chức năng hỗ trợ hồng cầu có thể vận chuyển oxy đến những cơ quan khác ở trong cơ thể. Chỉ số MCH sẽ được xác định qua quá trình tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.
Chỉ số MCH sẽ được xác định thông qua quá trình tổng phân tích tế bào máu ngoại vi
Chỉ số này sẽ được tính với công thức lấy tổng của số lượng hemoglobin ở trong máu chia cho tổng số lượng của hồng cầu.
2. Mức bình thường của chỉ số MCH
Theo các chuyên gia, chỉ số MCH đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc chẩn đoán cũng như theo dõi các bệnh lý có liên quan với huyết học, gồm thiếu máu do thiếu sắt, chứng thiếu máu bẩm sinh,... cùng nhiều bệnh khác có tác động đến hồng cầu và cả hemoglobin.
Một cơ thể có sức khỏe tốt, chỉ số MCH thường dao động khoảng 28 - 32pg. Nếu chỉ số này thấp hoặc cao hơn khoảng trên thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề.
3. Chỉ số MCH bất thường cảnh báo sức khỏe có vấn đề gì?
Sau khi tìm hiểu chỉ số MCH trong xét nghiệm máu là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về sự bất thường của các chỉ số này. Cụ thể:
3.1. Chỉ số MCH thấp
Nếu MCH < 27pg, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp phải một vài vấn đề như sau:
Chỉ số MCH thấp cảnh báo bệnh lý về máu cần lưu ý
- Thiếu sắt: Nếu cơ thể bị thiếu sắt thì sẽ không sản sinh ra đủ lượng hemoglobin cho các hồng cầu khiến cho MCH bị giảm đi.
- Thalassemia: Đây là một nhóm bệnh bao gồm những bệnh lý di truyền có liên quan đến khả năng sản sinh ra các hemoglobin bất thường. Những bệnh nhân bị Thalassemia thường sẽ có chỉ số xét nghiệm MCH thấp.
- Bạch cầu bẩm sinh: Một dạng bệnh thiếu máu khá hiếm gặp vì sự sai lệch ở quá trình sản sinh ra các hemoglobin.
- Những trường hợp khác: Người thường xuyên ăn chay, suy dinh dưỡng, người đang trong kỳ kinh, bệnh nhân từng phẫu thuật dạ dày, bệnh nhân Celiac, bệnh tiểu đường,... cũng có kết quả xét nghiệm với chỉ số MCH thấp hơn bình thường.
3.2. Chỉ số MCH cao
Nếu kết quả xét nghiệm MCH cao hơn 33pg thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thiếu vitamin B12, acid folic hoặc thiếu máu ác tính.
Ý nghĩa MCH trong xét nghiệm máu là gì, có đang bình thường không là điều nhiều người quan tâm
Ngoài ra, những trường hợp bị mắc bệnh về gan, tuyến giáp hoặc các biến chứng khác của ung thư cũng có kết quả chỉ số MCH cao hơn. Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc có estrogen trong suốt một thời gian dài sẽ khiến cho MCH cao hơn.
Nếu chỉ số MCH cao hoặc thấp một cách bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm huyết học, kết hợp việc kiểm tra và tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.
4. Những lưu ý quan trọng khi làm xét nghiệm MCH
Chỉ số MCH trong máu đóng vai trò quan trọng đối với việc chẩn đoán bệnh lý và kiểm tra thể trạng sức khỏe. Chính vì vậy, để quá trình xét nghiệm được thuận tiện và chính xác hơn, bạn nên nắm rõ một vài lưu ý như sau:
Một vài vấn đề cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu
- Không nên uống bất cứ loại thuốc nào trước ngày xét nghiệm máu. Trong trường hợp, bạn đang phải dùng thuốc điều trị thì cần thông báo cho bác sĩ.
- Bạn nên nhịn ăn trong khoảng 8 đến 12 giờ đồng hồ trước khi tiến hành xét nghiệm máu.
- Tránh các chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá hoặc cà phê,... trước khi xét nghiệm để không làm kết quả bị sai lệch.
5. Các biện pháp duy trì chỉ số MCH ở trạng thái bình thường
Như vậy, có thể thấy rằng MCH là một trong những chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe. Vì vậy, việc duy trì chỉ số này ở mức bình thường là điều cần thiết. Để duy trì sự cân bằng của chỉ số MCH, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp sau:
Lối sống lành mạnh giúp chỉ số MCH duy trì ở trạng thái bình thường
- Nếu chỉ số MCH bất thường do thiếu máu, hụt vitamin B12 hay acid folic,... bạn nên điều trị vấn đề này dựa theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống, thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc hàng ngày,... lành mạnh hơn, khoa học hơn.
- Xây dựng một chế độ ăn với các loại thực phẩm nhiều sắt, nhiều vitamin B12, các acid folic,... như thịt đỏ, hải sản, ngũ cốc, rau xanh lá,...
- Uống đủ nước.
- Cần có thói quen tập thể dục thường xuyên.
- Không làm việc quá sức gây căng thẳng.
- Ngủ đủ giấc.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ tại đơn vị y tế uy tín.
Trên đây là những thông tin về chỉ số MCH trong xét nghiệm máu là gì mà bạn đang thắc mắc. Có thể khẳng định rằng, MCH là chỉ số quan trọng và phản ánh tình trạng sức khỏe. Để duy trì chỉ số này ổn định, việc đảm bảo sinh hoạt và chế độ ăn khoa học là rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo thăm khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế chất lượng để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn thêm, giúp thể chất luôn khỏe mạnh.
Một địa chỉ y tế bạn có thể tham khảo và lựa chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Không chỉ có đội ngũ các y bác sĩ giỏi, MEDLATEC còn sở hữu cơ sở vật chất hiện đại như Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP (Hoa Kỳ), đảm bảo đủ năng lực thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Ngoài ra, để tăng sự tiện lợi, Quý khách cũng có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tận nơi chất lượng của của MEDLATEC. Để đặt lịch xét nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!