Các tin tức tại MEDlatec
Mẹ phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt?
- 16/05/2020 | Cha mẹ nên xử trí thế nào khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa?
- 25/04/2020 | Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh như thế nào thì an toàn, hiệu quả?
- 23/04/2020 | Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi: Mẹ nên làm gì?
1. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt
nấc cụt hay còn gọi là nấc. Đây là một hiện tượng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng thường xuyên gặp ở trẻ dưới 1 tuổi. Khi cơ hoành và cơ liên sườn bị kích thích co thắt bất ngờ, đồng thời lúc đó nắp thanh môn đóng lại gây ra nấc cụt. Tình trạng này xảy ra ngắt quãng và lặp lại nhiều lần.
Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến cho trẻ bị nấc cụt:
Nấc cụt là phản xạ của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 04 tháng tuổi khi dạ dày bị căng di ăn quá no hoặc nuốt nhiều khí khi ăn. Hiện tượng này thường gặp đối với những trẻ bú bình. Khi bú bình không đúng cách, bé dẫn dễ nuốt vào dạ dày một lượng không khí đáng kể. Đến một ngưỡng nhất định, nó sẽ kích thích cơ hoành co thắt, từ đó tạo ra tình trạng nấc.
Trẻ bú mẹ quá nhanh cũng dễ bị nấc cụt. Hoặc khi trẻ vừa quấy khóc, mẹ đã cho bú ngay cũng khiến trẻ bị nấc.
Trào ngược dạ dày: Ở trẻ sơ sinh, các cơ quan tiêu hóa của trẻ, trong đó có dạ dày, chưa được phát triển hoàn thiện vì thế khi axit trong dạ dày đi ngược lại vào thực quản cũng sẽ xuất hiện tình trạng nấc ở trẻ.
Nhiệt độ thay đổi: Thời tiết trở lạnh đột ngột, mà trẻ lại không được giữ ấm đúng cách có thể khiến cho không khí lạnh đi vào phổi, tạo tiếng nấc cụt.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số yếu tố khác cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt như trẻ bị bệnh hen suyễn, trẻ bị dị ứng, hoặc trẻ bị nhiễm phải không khí ô nhiễm,…
2. Mách mẹ cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị nấc cụt. Nhưng chữa nấc cụt cho người lớn đơn giản hơn nhiều. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phải hết sức cẩn thận vì lúc này cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, còn rất non nớt. Dưới đây là một số cách, mẹ có thể tham khảo:
Mẹ có thể dùng hai ngón tay trỏ để nhét vào lỗ tai của trẻ trong khoảng 30 giây. Hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ mũi của trẻ, cùng lúc giữ miệng trẻ khép lại trong khoảng 2 đến 3 giây, lặp lại khoảng 15 lần, khoảng cách mỗi lần là 3 giây. Tuy nhiên, khi thực hiện các động tác này, cha mẹ cần chú ý thật nhẹ nhàng, không được mạnh tay.
Thay đổi tư thế cho trẻ bú: Nếu sau mỗi lần ăn, trẻ đều bị nấc cụt thì nguyên nhân rất có thể là do mẹ chưa cho bé ăn đúng cách. Mẹ nên đổi tay, đổi tư thế cho bú sao cho hạn chế tối đa lượng không khí đi vào miệng và dạ dày của trẻ.
Vỗ nhẹ lưng hoặc vai của trẻ: Có một cách chữa rất hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt đó là, cha mẹ chỉ cần vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ nhưng động tác phải thật dứt khoát. Đến khi bé có thể ợ hơi được chính là lúc những cơn nấc cụt sẽ biến mất. Nếu bé đang bú bị nấc cụt có thể cho bé tạm ngừng bú, sau đó mẹ vỗ nhẹ lên lưng cho bé ợ hơi.
Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ, mỗi lần chỉ khoảng 2,5ml cũng là cách chữa nấc được nhiều mẹ áp dụng.
Với những bé đang trong tuổi ăn dặm thì mẹ có thể cho một chút đường vào miệng bé. Vị ngọt sẽ góp phần giảm kích thích co thắt cho cơ hoành.
Sử dụng núm vú vừa đủ, có kích thước không quá lớn có thể hạn chế được hiện tượng nấc cụt vì nó có thể giúp bé không có nguy cơ nuốt quá nhiều không khí khi ăn sữa.
3. Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Để hạn chế nguy cơ nấc cụt ở trẻ nhỏ, cha mẹ có thể thực hiện theo những lời khuyên dưới đây:
Giữ nhiệt độ trong phòng ổn định, thoáng đãng, không nên để trẻ bị lạnh. Có thể dùng khăn xô, khăn mỏng để giữ ấm, tránh gió cho bé. Đồng thời, không nên mở quá nhiều cửa sổ để giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh do gió thổi trực tiếp vào người.
Khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý, không được để nhiệt độ quá chênh so với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông, cần phải bật đèn sưởi khi tắm cho bé.
Không nên để trẻ quá đói mới cho bú và cũng không nên cho bé bú quá no. Với những bé bú bình thì không cho bé bú quá nhanh và cần nâng cao đầu trẻ sau khi cho trẻ ăn xong.
Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Đây là hiện tượng không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ không nên cho con uống nước lạnh khi trẻ bị nấc, không nên bế rung trẻ. Việc bế rung, lắc bé không thể làm con quên nấc mà ngược lại, khiến bé hoảng sợ và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.
Nhưng trường hợp bé liên tục bị nấc cụt trong khoảng thời gian dài thì cũng là một dấu hiệu cảnh báo bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa mà cha mẹ cần phải lưu tâm, cho trẻ đi khám sớm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ y tế uy tín hàng đầu miền bắc. Trong đó, Khoa Nhi của bệnh viện là một khoa mũi nhọn và được đầu tư quy mô.
Tại đây, chúng tôi có thể tiếp nhận, thăm khám và điều trị những bệnh mà trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường mắc phải, bao gồm sốt virus, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi,…
Bệnh viện rất chú trọng đến khâu vô trùng để giảm thiểu nguy cơ lây chéo vì thế, các bậc phụ huynh sẽ rất an tâm khi cho con tới thăm khám tại bệnh viện. Hơn nữa, các bác sĩ của MEDLATEC đều là các chuyên gia đầu ngành có nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh và luôn tận tình với mọi đối tượng bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng có dịch vụ lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà, phù hợp với nhiều đối tượng như người bận rộn, người già và trẻ nhỏ. Đây là một dịch vụ rất thuận tiện, giúp tiết kiệm thời gian mà chi phí lại rất hợp lý. Quan trọng hơn nữa, kết quả dịch vụ vẫn được đảm bảo độ chính xác cao.
Mẹ có thể đăng ký khám sớm cho con theo số hotline 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!