Các tin tức tại MEDlatec

Môi bị sưng: nguyên nhân - tính chất nguy hiểm và cách khắc phục

Ngày 08/03/2023
Môi bị sưng là kết quả của hàng loạt nguyên nhân khác nhau và chỉ khi tìm ra căn nguyên thì mới có thể chấm dứt tình trạng ấy. Cần lưu ý rằng, có trường hợp sưng môi xuất phát từ vấn đề về sức khỏe, nếu không được phát hiện đúng để can thiệp kịp thời rất dễ dẫn đến hệ lụy nguy hại.

1. Tại sao môi bị sưng?

1.1. Dị ứng

- Dị ứng với môi trường

Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến cho môi bị sưng. Các yếu tố môi trường dễ gây dị ứng sinh ra hiện tượng sưng môi gồm: cháy nắng, thời tiết khô và lạnh,... Khi bị dị ứng với môi trường sẽ xuất hiện các triệu chứng: nổi mề đay, sưng môi, thở khò khè, ngạt mũi, hắt hơi,...

Môi bị sưng do chấn thương là hiện tượng thường gặp

- Dị ứng thực phẩm

Người bị dị ứng thực phẩm cũng có thể sưng môi kèm theo các biểu hiện như: co thắt dạ dày, nôn, nổi mề đay, thở khò khè hoặc hụt hơi, sưng lưỡi, mạch yếu, khó nuốt, chóng mặt,... Các trường hợp này thường là do dị ứng với thành phần có trong một số loại thực phẩm như: sữa, trứng, lạc, đậu nành, dứa, một số loại cá, hải sản có vỏ,...

- Dị ứng khác

Các trường hợp dị ứng với một số loại thuốc, côn trùng cũng có thể bị sưng môi, ngứa mắt, phát ban, nổi mề đay, sưng lưỡi, thở khò khè, mệt, buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy,...

1.2. Sốc phản vệ

Khi bị sốc phản vệ không những môi bị sưng mà còn gặp các phản ứng dị ứng nghiêm trọng cấp tính cần được cấp cứu ngay để tránh tử vong. Các triệu chứng đi kèm được phân theo nhóm như sau:

- Hô hấp: đau tức ngực, ngạt mũi, nghẹn trong cổ họng, khó nuốt.

- Tuần hoàn máu: mạch yếu, huyết áp thấp, da xanh, choáng váng.

- Da: phát ban, đỏ, ngứa, sưng, nóng, nổi mề đay.

- Tiêu hóa: buồn nôn và bị nôn, đau thắt bụng, tiêu chảy.

1.3. Chấn thương ở môi

Khi môi có vết xước hoặc vết cắt do chấn thương nào đó gây ra sẽ rất dễ bị sưng tấy vì vùng này được cung cấp rất nhiều máu. Hầu hết các trường hợp chấn thương môi có thể tự khắc phục tại nhà nhưng khi sưng lớn kèm theo dấu hiệu nhiễm trùng, vết thương do bị động vật cắn,... thì cần khám bác sĩ để được điều trị an toàn.

1.4. Phù mạch

Phù mạch thường xảy ra trong một thời gian ngắn nếu dưới da có vết sưng. Đây là sự phản ứng của cơ thể trước tác nhân gây dị ứng hoặc tác dụng phụ của thuốc. Hiện tượng này thường ảnh hưởng đến môi và một số bộ phận khác trên cơ thể như: bộ phận sinh dục, lưỡi, mắt, tay, chân,...

Bệnh phù mạch làm cho nhiều vùng trên cơ thể bị sưng trong đó có môi

1.5. Nguyên nhân hiếm gặp

Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên đây thì có một số ít trường hợp môi bị sưng là do:

- Viêm môi u hạt: bệnh xuất phát từ dị ứng, u hạt, bệnh sarcoidosis, Crohn,... khiến cho môi bị viêm.

- Hội chứng MMR (Miescher-Melkersson-Rosenthal): là tình trạng sưng kéo dài hoặc tái phát ở một hoặc cả hai môi kèm nứt lưỡi và yếu cơ mặt. Hội chứng này được xác định là có liên quan mật thiết với yếu tố di truyền.

2. Khi môi bị sưng nên làm gì?

2.1. Môi bị sưng có phải hiện tượng nguy hiểm?

Từ những nguyên nhân khiến cho môi bị sưng trên đây có thể thấy rằng hiện tượng này nguy hiểm hay không phụ thuộc vào chính nguyên nhân gây ra nó. Nếu sưng môi xuất phát từ chấn thương, bia rượu,... thì hầu hết trường hợp không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi sưng môi do nguyên nhân bệnh lý thì có thể gây ra hậu quả lâu dài đến sức khỏe.

Các trường hợp sưng môi do viêm, phù mạch, dị ứng,... cần được thăm khám để điều trị thì mới ngăn chặn được biến chứng. Đặc biệt, một số trường hợp môi bị sưng kèm theo vết loét ở vùng xung quanh khó lành, đau đớn,... thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư môi.

2.2. Xử lý khi bị sưng môi

- Khắc phục tại nhà

+ Vệ sinh môi sạch sẽ

Nếu bỗng nhiên thấy môi bị sưng mà không có dấu hiệu đau đớn hay có biểu hiện đặc biệt nào khác kèm theo thì bạn có thể khắc phục tạm thời tại nhà bằng cách vệ sinh môi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý thấm vào gạc y tế hoặc bông tẩy trang rồi lau nhẹ nhàng khu vực chịu tổn thương để sát khuẩn, tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.

Hầu hết các trường hợp sưng môi có thể khắc phục tại nhà bằng chườm lạnh

+ Chườm lạnh

Chườm lạnh ở vùng môi bị sưng cũng là một cách giảm sưng đau vì nó giúp giảm lưu lượng máu truyền đến vùng này. Bạn có thể mua túi chườm lạnh tại các hiệu thuốc hoặc lấy viên đá lạnh cho vào khăn bông sạch rồi gói lại và chườm lên môi khoảng vài phút rồi dừng lại 10 phút và chườm tiếp, cứ vậy lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.

Khi chườm lạnh giảm sưng môi, tuyệt đối không lấy đá lạnh chườm trực tiếp hoặc chườm với thời gian quá lâu vì nó có thể gây bỏng lạnh làm cho mạch máu bị co lại, máu không được lưu thông tới môi lại càng nguy hiểm.

Trường hợp xác định được sưng môi do cháy nắng có thể dùng lô hội để bôi lên môi khoảng 10 phút rồi rửa sạch.

- Can thiệp y tế

Sưng môi còn có thể xuất phát từ các vấn đề dị ứng, côn trùng cắn, viêm môi u hạt,... Bản thân bạn khó có thể tự xác định được nguyên nhân trong các trường hợp này. Vì thế, bạn nên quan sát các dấu hiệu đi kèm, nếu thấy bị khó thở, nổi mề đay, sưng to khó chịu,... hay sưng quá 24 giờ không có dấu hiệu cải thiện thì cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân.

Đối với những trường hợp môi bị sưng kèm dấu hiệu bất thường, can thiệp y tế là cần thiết vì nó giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị đúng, nhờ đó mà giảm thiểu tối đa các rủi ro cho sức khỏe.

Nếu đang bị sưng môi và cần hỗ trợ y tế, quý khách hàng có thể gọi ngay đến hotline chăm sóc sức khỏe hoạt động 24/7: 1900 56 56 56, chia sẻ về những triệu chứng mình đang gặp phải, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ có những hướng dẫn phù hợp để quý khách tìm được hướng xử trí an toàn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.