Các tin tức tại MEDlatec
Mục đích thực hiện các xét nghiệm viêm gan B không phải ai cũng biết
- 02/03/2021 | Xét nghiệm viêm gan B: khi nào nên làm và cách đọc kết quả
- 15/12/2021 | Tư vấn: Xét nghiệm viêm gan B được chỉ định khi nào?
- 24/05/2022 | Nên thực hiện xét nghiệm viêm gan B ở đâu Thành phố Hồ Chí Minh?
1. Xác định sự hiện diện của virus viêm gan B trong cơ thể
Virus HBV là thủ phạm chính gây viêm gan B ở người. Dựa trên các dấu hiệu sau ta có thể xác định một người đã bị mắc viêm gan B:
-
Kháng thể: do hệ miễn dịch tạo ra, có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào cơ thể. Các kháng thể chống lại virus viêm gan B được tìm thấy ở những người đã hoặc đang mắc phải căn bệnh này;
-
Kháng nguyên: đây là những chất bám vào virus. Những bệnh nhân bị viêm gan B sẽ xuất hiện những kháng nguyên này;
-
ADN virus: thông tin ADN virus sẽ trở thành minh chứng cho sự tồn tại của virus trong cơ thể, qua đó giúp chúng ta kiểm tra được khả năng lây bệnh và tính chất nghiêm trọng của viêm gan B.
2. Các xét nghiệm viêm gan B được ứng dụng rộng rãi ngày nay
2.1. Xét nghiệm sàng lọc viêm gan B
Để biết nhanh một người có đang bị viêm gan B hay không thì cần thực hiện xét nghiệm kháng thể kháng HBV. Đây là một loại kháng nguyên đặc hiệu bám bên ngoài bề mặt của virus HBV.
Nếu kết quả đưa ra là âm tính thì tức là người bệnh không bị viêm gan B. Tuy nhiên để chắc chắn hơn vẫn cần tiến hành một xét nghiệm khác đó là Anti-HBc.
Xét nghiệm kháng thể HBV giúp phát hiện người bệnh có bị viêm gan B hay không
Trong trường hợp xét nghiệm HBsAg có kết quả là dương tính thì đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã bị mắc viêm gan B. Xét nghiệm này không hiển thị các thông tin chi tiết về mức độ và giai đoạn của bệnh.
2.2. Phương pháp xét nghiệm miễn dịch viêm gan B
Nếu bạn muốn biết cơ thể có sản sinh miễn dịch đối với sự xâm nhập của virus viêm gan B thì hãy tiến hành xét nghiệm miễn dịch viêm gan B, thường được biết đến với tên gọi xét nghiệm HbsAb - tìm kháng thể kháng virus HBV trong cơ thể.
Các kháng thể này được tạo ra nhờ người bệnh đã tiêm chủng vacxin hoặc khi cơ thể nhiễm bệnh tự nhiên. Chúng có nhiệm vụ là tiêu diệt các kháng nguyên của virus gây bệnh.
Kết quả xét nghiệm HbsAb là dương tính cho biết cơ thể người bệnh đang mang các kháng thể giúp chống lại virus cho dù bệnh nhân đã tiếp xúc với nguồn bệnh. Trái lại nếu HbsAb âm tính thì chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu đi hàng rào bảo vệ.
Loại xét nghiệm này thường được dành cho những người đang cân nhắc có nên tiêm vacxin hay không, nhất là những ai thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc chuẩn bị đi đến vùng có yếu tố dịch tễ.
2.3. Xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B
Sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng xác định bệnh nhân đã bị mắc viêm gan B, người bệnh cần tiến hành những xét nghiệm khác chuyên sâu hơn để bác sĩ có thể đánh giá được nguy cơ lây lan và tính chất nghiêm trọng của bệnh. Đó là các phương pháp sau:
Xét nghiệm đánh giá chức năng gan mật:
Gan và mật là các cơ quan sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự tấn công của virus viêm gan B. Do vậy xét nghiệm đánh giá chức năng gan mật là vô cùng cần thiết. Sau khi phát hiện rối loạn chức năng hoặc tổn thương gan mật liên quan đến virus, người bệnh cần được triển khai ngay kế hoạch điều trị để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Các xét nghiệm cần thực hiện: xét nghiệm Bilirubin TT, TP, GT đánh giá chỉ số mật, xét nghiệm mức độ men gan ALT, ALP, AST, GGT,...
Xét nghiệm kháng thể Anti-HBe:
Hệ miễn dịch được cho là hoạt động tốt khi tạo ra nhiều kháng thể để ngăn chặn sự xâm nhập của virus gây bệnh. Khi virus viêm gan B tấn công, hệ miễn dịch sẽ tạo ra một loại kháng thể là Anti-HBe và xét nghiệm Anti-HBe là nhằm để đánh giá khả năng phản ứng của cơ thể trước mầm bệnh. Kết quả dương tính thể hiện hệ miễn dịch của người bệnh đang hoạt động tốt. Ngược lại âm tính thì là cơ thể chưa sản sinh ra loại kháng thể này.
Kết quả trên của xét nghiệm giúp người bệnh xác định phương án điều trị phù hợp.
Xét nghiệm kháng thể Anti-HBc IgM:
Khi viêm gan B ở thể cấp tính hoặc bước sang giai đoạn cấp ở thể mạn tính thì hệ miễn dịch sẽ sản xuất ra một loại kháng thể là Anti-HBc IgM có tác dụng khống chế và tiêu diệt lõi nhân virus.
Bệnh nhân cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá mức độ và nguy cơ lây lan của bệnh
Để có thể chẩn đoán chính xác thì cần kết hợp xét nghiệm này cùng kết quả của xét nghiệm men gan. Nếu bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng như vàng mắt, vàng da và men gan tăng cao, IgG âm tính (-), anti HBc IgM dương tính (+) thì có thể kết luận bệnh nhân đang bị viêm gan B cấp tính.
Xét nghiệm kháng nguyên HBeAg:
Kháng nguyên HBeAg giúp kiểm tra sự nhân lên của virus, từ đó đánh giá được mức độ virus phát triển và lây lan. Nếu test dương tính thì điều này thể hiện rằng virus đang nhân bản một cách nhanh chóng trong cơ thể, trong trường hợp âm tính thì tức là virus này không hoạt động.
Xét nghiệm DNA HBV:
Muốn biết hàm lượng của virus tồn tại trong máu là bao nhiêu, có khả năng gây hại cho gan hay không thì cần phải thực hiện xét nghiệm DNA HBV. Nếu định lượng DNA HBV trong máu càng cao thì chứng tỏ lượng virus là rất lớn, đe dọa nghiêm trọng đến chức năng gan và người bệnh cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Xét nghiệm đánh giá bệnh:
Không chỉ ảnh hưởng tới gan mà virus viêm gan B còn gây bệnh ở những cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh ngoài thực hiện các xét nghiệm viêm gan B cũng cần được đánh giá rủi ro mắc phải các bệnh khác bằng các xét nghiệm như:
-
Xét nghiệm đồng nhiễm các loại viêm gan A, C, D, HIV,...;
-
Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận;
-
Xét nghiệm công thức máu;
-
Xét nghiệm marker ung thư gan;
-
Xét nghiệm đông máu INR.
Lưu ý: Những trường hợp mắc viêm gan B đồng nhiễm viêm gan khác thường không áp dụng được các biện pháp điều trị thông thường.
Phần lớn khi nhìn vào các thông số hiển thị trên kết quả xét nghiệm, người bệnh sẽ khó có thể hiểu hết ý nghĩa. Do vậy cần trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được các xét nghiệm viêm gan B cần thiết và lắng nghe bác sĩ giải thích, tư vấn để nắm được tình trạng bệnh mình đang mắc phải. Nhìn chung, các xét nghiệm viêm gan B sẽ bộc lộ những thông tin sau:
-
Cơ thể có tạo miễn dịch sau khi tiêm chủng;
-
Người bệnh đang trong giai đoạn ủ bệnh hoặc không bị lây nhiễm;
-
Viêm gan B cấp tính, virus đang nhân lên và có nguy cơ lây lan sang người khác;
-
Viêm gan B cấp tính nhưng đã bước sai giai đoạn phục hồi;
-
Viêm gan B mạn tính;
-
Viêm gan B mạn tính nhưng nguy cơ thấp, lành tính, ít gây tổn thương đến gan.
Thực hiện các xét nghiệm viêm gan B là điều cần thiết trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh
Nhờ kết quả của các xét nghiệm viêm gan B mà bác sĩ có thể dựa vào đó để kiểm tra, đánh giá, chẩn đoán xem bệnh đang ở giai đoạn nào, mức độ nghiêm trọng và những hệ lụy do virus gây nên. Dựa vào các chỉ số này, người bệnh được điều trị đúng cách, đúng hướng và đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị.
Nếu bạn đang còn băn khoăn về các dịch vụ thăm khám hoặc chưa biết nên lựa chọn loại xét nghiệm viêm gan B nào sao cho phù hợp, hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!