Các tin tức tại MEDlatec
Mục đích, vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là gì?
- 09/06/2021 | Ghi lại các mốc thời gian trong thai kỳ nên thực hiện siêu âm màu
- 06/09/2021 | Xác định lộ trình xét nghiệm thai kỳ theo các mốc quan trọng
- 14/08/2021 | Các mốc sàng lọc trước sinh mẹ bầu nên biết
1. Vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Chắc hẳn người mẹ nào khi mang thai đều mong quá trình này được diễn ra thuận lợi và bé phát triển khoẻ mạnh. Vì thế, khám thai định kỳ là việc làm cần thiết giúp tầm soát và phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường, từ đó đưa ra phương pháp can thiệp nếu cần.
Trong những xét nghiệm kiểm tra thai kỳ đó phải kể đến xét nghiệm nước tiểu. Vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là vô cùng quan trọng. Mẫu nước tiểu của thai phụ sẽ được đưa đi phân tích để xác định liệu có đang mắc một trong các bệnh như tiểu đường, thận,... hay có bất kỳ vấn đề nào khác hay không. Dựa vào các thông số bất thường của các thành phần trong nước tiểu, bác sĩ có thể phán đoán ra được bệnh.
Đối với phụ nữ mang thai, việc xét nghiệm nước tiểu là rất cần thiết
Việc xét nghiệm nước tiểu này cần được thực hiện định kỳ và thường xuyên. Không thể khẳng định rằng, lần kiểm tra nước tiểu trước đó không có vấn đề gì thì lầm kiểm tra này cũng như vậy. Vì thế, mẹ bầu nên xét nghiệm nước tiểu thường xuyên, tốt nhất là làm theo lịch hẹn của bác sĩ.
2. Mục đích khi xét nghiệm nước tiểu trong thời kỳ mang thai
Các xét nghiệm trong thời gian mẹ mang thai đều rất cần thiết, nhất là tại một số thời điểm nhất định. Trong đó, xét nghiệm nước tiểu có thể chẩn đoán được các vấn đề về sức khỏe sau:
Tiểu đường
Tiểu đường là căn bệnh thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Thông qua chỉ số đường huyết có trong nước tiểu, bác sĩ có thể chẩn đoán được thai phụ có đang mắc tiểu đường hay không. Nếu hiện tại mức đường huyết của cơ thể mẹ cao hơn mức bình thường thì ở trong nước tiểu cũng sẽ cao như vậy.
Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện khi các hormone thai kỳ hạn chế quá trình sản xuất insulin. Và nếu phát hiện thêm nguy cơ nguy hiểm nào hoặc người trong gia đình, họ hàng của bạn đã từng mắc bệnh tiểu đường thì các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm máu.
Nếu trong quá trình mang thai, mẹ không kiểm soát tốt được lượng đường huyết trong cơ thể khiến thai nhi sinh ra có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, cột sống và thần kinh.
Nguy cơ bị tiểu đường ở phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là hiện tượng đường tiết niệu bị vi khuẩn có hại xâm nhập, có thể xác định thông qua sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu. Tuy nhiên, các triệu chứng và dấu hiệu thường không rõ ràng, ít người có thể phát hiện được mình đang bị bệnh. Vì thế, cách chính xác nhất để nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu là xét nghiệm nước tiểu.
Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố tăng lên khiến cho nước tiểu bị cô đặc, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Việc nhiễm khuẩn này có thể lan ngược lên niệu quản, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Có thể nói, nhiễm trùng tiết niệu gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Vi khuẩn trong đường tiết niệu sau một thời gian có thể lây lan đến thận, gây ra các vấn đề lớn đến sức khoẻ của bé. Ngoài ra, bệnh lý này còn khiến mẹ sinh non, bé sinh ra nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
Xác định Ketone
Ketone chỉ xuất hiện ở những người bị tiểu đường, thiếu chất carbohydrate, nghiện rượu bia và suy nhược cơ thể. Bình thường chỉ số này sẽ không xuất hiện hoặc xuất hiện nồng độ thấp đối với phụ nữ có thai.
Qua việc phát hiện ketone trong nước tiểu, các bác sĩ sẽ biết được mẹ và bé có thể đang bị thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh tiểu đường. Khi phát hiện chỉ số này kèm các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc và truyền dịch. Đề loại bỏ ketone, mẹ bầu nên tạo tâm trạng thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý và đặc biệt là không được bỏ bữa.
Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý
Nguy cơ tiền sản giật
Nếu kiểm tra thành phần nước tiểu thấy có hàm lượng protein thì thai phụ có nguy cơ tiền sản giật. Không những thế, nếu tình trạng này gặp ở những tuần cuối của thai kỳ mẹ càng dễ bị tiền sản giật kèm theo là cao huyết áp. Tuy nhiên, trong trường hợp nồng độ protein tăng cao nhưng huyết áp ổn định, mẫu nước tiểu của thai phụ sẽ được tiến hành nuôi cấy.
Thận gặp vấn đề
Trong quá trình mang thai, mẹ có thể gặp tình trạng chảy máu âm đạo thì việc xuất hiện máu trong mẫu thử là điều bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này liên tục và lặp lại với tần suất cao mà không hề xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo thì rất có thể thận của bạn đã gặp vấn đề nào đó. Nếu muốn biết cụ thể vấn đề đó là gì, bạn nên yêu cầu bác sĩ thực hiện các kiểm tra sau hơn.
Bệnh lây qua đường tình dục
Bệnh lây qua đường tình dục là những căn bệnh có thời gian ủ bệnh khá dài và rất khó phát hiện phải kể đến như: lậu cầu, Chlamydia, virus Herpes,... Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bạn nhận biết bệnh sớm hơn để có phương pháp điều trị phù hợp, hạn chế tình trạng sinh non, nhiễm trùng mắt và phổi ở trẻ khi vừa chào đời do các căn bệnh trên gây ra.
Có thể thấy rằng, vai trò xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là rất quan trọng. Xét nghiệm này có thể giúp mẹ phát hiện ra nhiều nguy có hại trong quá trình mang thai, từ đó có phương pháp can thiệp đúng cách để bé phát triển toàn diện và chuẩn bị cho kỳ vượt cạn sắp tới. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, xin liên hệ MEDLATEC qua đường dây nóng 1900 56 56 56, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp mọi băn khoăn của các bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!