Các tin tức tại MEDlatec
Mụn đậu mùa khỉ: dấu hiệu nhận biết và cách xử trí an toàn
- 24/07/2024 | Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ có cao không?
- 01/11/2023 | Nhận biết dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ để có cách đối phó hiệu quả
- 01/11/2023 | Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là gì
- 01/11/2023 | Mách bạn cách phân biệt đậu mùa khỉ và thủy đậu
- 01/11/2023 | Phòng tránh đậu mùa khỉ - giải pháp bảo vệ bản thân và gia đình
1. Mụn đậu mùa khỉ là bệnh gì?
Mụn đậu mùa khỉ là tên nhiều người vẫn dùng để gọi bệnh đậu mùa khỉ. Căn bệnh này gây nên bởi virus cùng tên gây ra. Tuy không phải là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhưng đậu mùa khỉ lại tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: viêm mô não, nhiễm trùng huyết, viêm phế quản phổi, mù lòa,...
Virus đậu mùa khỉ là tác nhân gây nên mụn đậu mùa khỉ
2. Nhận diện triệu chứng mụn đậu mùa khỉ
2.1. Tránh nhầm lẫn mụn đậu mùa khỉ với thủy đậu
Không ít người nhầm lẫn mụn đậu mùa khỉ với bệnh thủy đậu. Cần phân biệt rằng đây là 2 bệnh lý chỉ giống nhau về diễn tiến tổn thương da nhưng lại có các đặc trưng sang thương khác nhau:
- Mụn đậu mùa khỉ: nổi mụn mủ và mụn nước đồng thời, xu hướng diễn tiến chậm và ly tâm, thường ở trên bề mặt lòng bàn chân bàn tay, hậu môn, vùng sinh dục, đôi khi có miệng hoặc niêm mạc mắt. Sau khi khỏi, vùng tổn thương sẽ có sẹo với kích thước lớn hơn nốt thủy đậu. Người bệnh bị nổi hạch toàn thân kèm sốt.
- Thủy đậu: mụn nước và mụn mủ không xuất hiện đồng thời, xu hướng tiến triển toàn thân rất nhanh và sau khi khỏi tổn thương ít khi để lại sẹo. Người bệnh dễ bị mệt mỏi, sốt nhưng không nổi hạch toàn thân.
2.2. Các triệu chứng mụn đậu mùa khỉ
Một người bị mụn đậu khỉ thường xuất hiện các triệu chứng:
- Cơ và lưng bị đau mỏi.
- Đầu bị đau dữ dội và sốt.
- Hạch nổi toàn thân.
Sau khi bị sốt, bệnh nhân thường nổi ban trong 1 - 3 ngày rồi lan ra khắp mặt, lòng bàn chân bàn tay, miệng, mắt, vùng kín. Ban đầu, sờ vào nốt ban có cảm giác sần trên da nhưng sau đó chúng sẽ trở thành mụn nước và có mủ bên trong. Cuối giai đoạn của bệnh, mụn khô lại và tạo vảy rồi tự xẹp.
Triệu chứng mụn đậu mùa khỉ
3. Xử trí với mụn đậu mùa khỉ như thế nào?
3.1. Chẩn đoán và điều trị
Để chẩn đoán một ca mụn đậu mùa khỉ bác sĩ thường căn cứ trên:
- Tiền sử bệnh có tiếp xúc với người mắc bệnh lý này hay có vừa đi qua vùng mắc bệnh hay không để xác định khả năng lây nhiễm.
- Xét nghiệm PCR bằng mẫu tổn thương da hoặc dịch tiết ở nốt mụn để tìm kiếm sự hiện diện của virus đậu mùa khỉ.
- Sinh thiết (nếu cần).
Đối với điều trị bệnh đậu mùa khỉ hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bệnh thường giảm dần mức độ nghiêm trọng của triệu chứng trong 2 - 4 tuần rồi tự khỏi nên không đáng lo ngại. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng virus như brincidofovir, tecovirimat,... để ngăn chặn nguy cơ biến chứng.
3.2. Phòng ngừa bệnh
Hiện nước ta đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở Cần Thơ. Như đã nói ở trên, tuy đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng và có tính chất lây lan nên việc phòng ngừa bệnh vẫn cần được thực hiện.
Khuyến cáo phòng ngừa và xử trí với đậu mùa khỉ từ Bộ Y tế
Một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý này gồm:
- Luôn duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ: dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa tay, ăn chín uống sôi,...
- Không tiếp xúc với động vật hoang dã, động vật gặm nhấm, linh trưởng,...
- Không tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người bị đậu mùa khỉ hoặc nghi là đồ dùng của người bị nhiễm bệnh.
- Không tiếp xúc với người bị đậu mùa khỉ.
- Trong trường hợp phải tiếp xúc với bệnh nhân đậu mùa khỉ cần đeo găng tay và khẩu trang.
Tiêm phòng được xem là giải pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh mụn đậu mùa khỉ. Tuy hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh lý này nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa có khả năng làm giảm nguy cơ bị đậu mùa khỉ đến 85%.
Người đã tiêm vắc xin đậu mùa nếu bị bệnh đậu mùa khỉ thì triệu chứng thường nhẹ và ít khi gặp biến chứng, diễn tiến bệnh cũng ít khi trở nặng. Hầu như các trường hợp bị đậu mùa khỉ đã tiêm vắc xin phòng bệnh sẽ không cần can thiệp điều trị.
Việc tiêm vắc xin phòng bệnh đặc biệt được khuyến nghị thực hiện với các trường hợp:
- Chung sống hoặc làm việc với người đã bị đậu mùa khỉ hay đang nghi ngờ nhiễm bệnh.
- Mới có chuyến công tác, du lịch,... đến vùng có người bị bệnh đậu mùa khỉ.
- Bị động vật nghi ngờ nhiễm hoặc đang bị đậu mùa khỉ cào, cắn.
Bệnh đậu mùa khỉ lây khi tiếp xúc với giọt bắn đường hô hấp, chất lỏng bên trong cơ thể hoặc máu của người bệnh; lây qua tiếp xúc với vật dụng của người bệnh; lây từ việc tiếp xúc hoặc ăn động vật nhiễm đậu mùa khỉ. Riêng con đường lây qua quan hệ tình dục, hiện vẫn còn cần phải nghiên cứu thêm mới đủ căn cứ kết luận. Vì thế, nếu tránh được những con đường này thì sẽ không bị lây bệnh.
Sự quay trở lại của đậu mùa khỉ với ca mắc đầu tiên ở nước ta đã khiến không ít người hoang mang. Bệnh đậu mùa khỉ nếu được phát hiện sớm để cách ly người mắc bệnh với cộng đồng, thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ và dùng thuốc kháng virus (nếu cần) thì có thể kiểm soát dễ dàng.
Nói như vậy không có nghĩa là nên chủ quan với mụn đậu mùa khỉ. Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa nêu trên vẫn luôn cần thiết và nếu có triệu chứng nghi ngờ bệnh thì khách hàng có thể thăm khám bác sĩ Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC ngay để được chẩn đoán đúng và hướng dẫn điều trị hiệu quả. Mọi thắc mắc khác có liên quan đến bệnh lý này quý khách cũng có thể trao đổi qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!