Các tin tức tại MEDlatec
Mụn hạt cơm: nguyên nhân hình thành và cách chữa trị
- 17/06/2024 | Mụn cục cứng dưới da: Đặc điểm, nguyên nhân và cách điều trị
- 17/06/2024 | Mụn thịt thừa ở cổ: Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh
- 01/08/2023 | Mụn đỏ ở má: Nguyên nhân và cách điều trị đơn giản
- 01/09/2023 | Mụn nhọt ở lưng: Nguyên nhân và cách điều trị
- 01/12/2023 | Mụn trứng cá đỏ: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị
1. Mụn hạt cơm là gì?
Bệnh do Papilloma virus gây nên. Đây là một trong những dạng virus thuộc nhóm HPV gây u nhú ở người. HPV được biết tới với khoảng hơn 100 type và tùy từng loại, có thể gây bệnh ở những vùng da hoặc bộ phận khác nhau.
Mụn hạt cơm có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể, chẳng hạn như hậu môn, cơ quan sinh dục hoặc niêm mạc.
Mụn có thể mọc ở bất cứ vị trí nào
Hạt cơm có thể bao gồm nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như: hạt cơm thông thường, hạt cơm phẳng, hạt cơm lòng bàn chân tay hoặc hạt cơm hậu môn, sinh dục. Trong đó, hai loại thường gặp nhất là:
Hạt cơm thường
Được nhận biết qua các dấu hiệu ban đầu là nốt sần nhỏ, màu giống màu da với bề mặt thô ráp và sần sùi. Đồng thời, khi chạm vào, thấy chúng cứng, chắc và nhô cao hơn so với da ở xung quanh.
Mặc dù có thể gặp tại bất kỳ vị trí nào, song phổ biến nhất của dạng hạt cơm này là tại các vị trí: ngón tay, chân, bàn chân, mu bàn tay. Bình thường, chúng không gây đau hay ngứa cho người mắc chỉ khi bóp hoặc ấn mạnh thì mới có cảm giác đau.
Trên bề mặt của hạt cơm dạng này thường tăng gai hoặc tạo thành rãnh nhỏ với số lượng có thể từ vài đến vài chục cái, cũng có thể tập hợp thành đám.
Hạt cơm phẳng
Đây là dạng bệnh có nguyên nhân từ virus HPV các tuýp 3, 10, 28, 49 gây ra. Ngay từ tên gọi, ta đã có thể hình dung phần nào về hình dạng của chúng. Theo đó, chúng thường biểu hiện dưới dạng sẩn dẹt, hơi nhô nhẹ lên khỏi bề mặt da với kích thước nhỏ và thường không sần sùi như hạt cơm thường. Chúng thường tập hợp thành mảng hoặc dải và có gây ngứa.
Hình dạng phổ biến của chúng là tròn, đa giác với ranh giới rõ, thường là màu da hoặc hơi ngả vàng xám. Ngoài mu bàn tay, cẳng tay, cẳng chân, chúng còn có thể xuất hiện tại mặt hoặc ngực.
2. Mụn hạt cơm có dễ lây lan không?
Mụn này rất dễ lây lan, từ vùng này sang vùng khác trên cơ thể hoặc lây cho người khác khi tiếp xúc qua những tổn thương nhỏ ở những vết cào, trầy hoặc gãi.
Khi người mắc gãi, chà xát, sẽ tạo thành những vệt khiến virus theo vệt này tấn công gây nhiễm trùng và hình thành mụn mới. Đặc biệt, khi đang bị mụn này mà cạo lông chân, có thể khiến mụn lan ra dày đặc. Những người miễn dịch suy giảm cũng rất dễ bị mắc bệnh ở phạm vi rộng.
Bệnh còn có thể lây nhiễm gián tiếp thông qua các vật có dính dịch chứa virus, chẳng hạn như đồ dùng chung, đồ bơi, nhà tắm công cộng hoặc thậm chí cả giày, dép đi dưới chân.
Ở dưới chân, mụn có thể lây lan qua việc đi chung dép
3. Mụn hạt cơm có thể được điều trị thế nào?
Như trên đã nói, mặc dù những ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe con người không nghiêm trọng song lại gây nhiều khó chịu, bất tiện và thẩm mỹ.
Tuy nhiên, hiện nay, chưa có một phương pháp nào có thể trị khỏi vĩnh viễn và cũng không đảm bảo được rằng bệnh có thể không tái phát. Bởi vậy, các phương pháp được áp dụng chủ yếu là tiêu diệt các nốt mụn hiện có và kéo dài thời gian khỏi bệnh, không tạo sẹo.
Với những người bị suy giảm miễn dịch, mục đích của việc điều trị là kiểm soát số lượng cũng như kích thước của chúng.
Hiện nay có một số phương pháp điều trị, loại bỏ phù hợp với mụn ở từng vị trí khác nhau, cụ thể là:
● Dùng nitrogen hóa lỏng: thường được áp dụng với mụn tại một số vị trí như dương vật, mặt, mu bàn chân,... Cũng có thể dùng phương pháp đốt điện siêu cao tần hoặc plasma để đốt mụn.
● Với mụn ở dưới lòng bàn chân, có thể cắt bớt mụn bằng tia laser, sau đó, bôi dung dịch acid salicylic nồng độ 40% rồi băng lại. Hàng ngày, thực hiện việc thay băng đều đặn với việc điều trị kéo dài trong khoảng 3 - 5 ngày cho tới khi hết mụn. Đây là phương pháp khá an toàn và không gây ra tác dụng phụ với cơ thể.
● Ngoài acid salicylic, một số hoạt chất sau cũng có thể được sử dụng, đó là: podophyllin 15-20%, glutaraldehyde 20%, axit trichloroacetic bão hoà, axit retinoique dạng crem hoặc nhũ tương với thời gian điều trị thường khoảng từ 3 - 6 tuần.
● Với liệu pháp điều trị toàn thân, có thể tiêm các tổn thương bằng dùng dung dịch bléomycine 0,1%
Ngoài ra, trong dân gian vẫn lưu truyền một số cách trị mụn hạt cơm bằng nguyên liệu tự nhiên như:
● Dùng tỏi giã nát, bôi lên nốt mụn, để trong vài tiếng, thực hiện trong thời gian 3 - 4 tuần.
● Dùng lá tía tô giã nát, đắp vào nốt mụn rồi lấy băng dính băng lại cho tới khi mụn teo nhỏ, biến mất.
● Dùng dung dịch giấm táo pha nước theo tỷ lệ 2:1, chấm vào nốt mụn, băng kín trong vài giờ rồi mới tháo ra.
Tía tô vẫn được xem như phương pháp khắc phục hiệu quả bệnh
4. Phòng ngừa mụn hạt cơm như thế nào?
Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất là luôn chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể thật sạch sẽ, đồng thời ăn uống đầy đủ chất để nâng cao sức khỏe, khả năng đề kháng, chống chọi bệnh tật.
Bên cạnh đó, đối với những người đang bị lên mụn hạt cơm, tuyệt đối không cào, gãi, cấu, giật mụn, tránh tổn thương, xây xước và khiến cho virus lây lan ra những vùng da lành.
Với những người bị mọc mụn ở vùng hậu môn hoặc cơ quan sinh dục, tốt nhất là nên điều trị hết mụn mới quan hệ tình dục hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su để tránh lây lan.
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể bạn có thể phòng chống bệnh tật
Nếu thấy trên cơ thể xuất hiện mụn này, bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt. Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy mà bạn có thể lựa chọn để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, điều trị.
Tại MEDLATEC, không chỉ có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, thâm niên công tác mà còn có hệ thống máy móc đồng bộ hiện đại. Ở đây còn có Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và CAP. Quý khách hãy gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn đặt lịch thăm khám nhanh nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!