Các tin tức tại MEDlatec
Nên bổ sung những thực phẩm nào khi bị thiếu máu sau sảy thai
- 02/07/2021 | Sau sảy thai kiêng gì và nên làm gì để sức khỏe nhanh hồi phục?
- 18/05/2021 | Thai phụ cần biết: sinh thiết gai nhau có thể gây nguy cơ sảy thai
- 02/07/2021 | Sảy thai bao lâu thì có thai lại được và lưu ý cho lần mang thai sau
- 26/06/2021 | Những điều cần lưu ý khi mang thai tháng đầu tiên để tránh sảy thai
- 11/05/2021 | Bác sĩ tư vấn: Phụ nữ nên làm gì sau khi bị sảy thai?
1. Sảy thai là gì?
Tình trạng sảy thai là khi thai nhi bị đẩy ra khỏi buồng tử cung của mẹ, trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu sảy thai ở trước tuần thứ 12 thì được gọi là sảy thai sớm, sảy thai trong khoảng tuần thứ 12 đến tuần thứ 20 được gọi là sảy thai muộn.
-
Những hình thức sảy thai như bao gồm:
- Sảy thai hoàn toàn: Là trường hợp phôi thai bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ trong một lần. Khi đó, mô và tế bào thai không bị lưu lại trong tử cung của người mẹ.
- Sảy thai không hoàn toàn: Các phần của phôi thai sẽ lần lượt bị đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.
- Trứng trống: Là những trường hợp phôi thai không có sự phát triển trong tử cung.
- Thai ngoài tử cung: Đối với những trường hợp này, trứng đã thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà làm tổ bên ngoài tử cung, có thể là ở ống dẫn trứng. Những trường hợp này, thai không thể phát triển được bình thường và còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ, mẹ cần được can thiệp y tế kịp thời.
- Sảy thai liên tiếp: Là trường hợp những phụ nữ bị sảy thai ít nhất 3 lần liên tiếp.
- Dọa sảy thai: Khi gặp phải tình trạng dọa sảy thai, thai phụ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như xuất huyết âm dạo, chuột rút. Lúc này, cần đưa thai phụ đi cấp cứu kịp thời để có thể bảo vệ an toàn cho thai nhi.
Sảy thai khiến người mẹ phải chịu nỗi đau tinh thần rất lớn
-
Nguyên nhân gây sảy thai có thể là do:
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây sảy thai và một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến là vấn đề về nhiễm sắc thể, vấn đề về nhau thai, những bất thường về nội tiết tố, do sức khỏe mẹ bầu, do những vấn đề về cấu trúc cổ tử cung của mẹ,…
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ sảy thai đó là thai phụ đã lớn tuổi, thai phụ bị thừa cân, béo phì, thai phụ có thói quen uống bia rượu, hút thuốc, thai phụ đã từng bị sảy thai trước đó,…
2. Nên bổ sung những thực phẩm nào để cải thiện tình trạng thiếu máu sau sảy thai?
2.1. Hướng dẫn cách chăm sóc mẹ bầu sau sảy thai
Sau sảy thai mẹ bầu cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để nhanh chóng cải thiện sức khỏe và ổn định về tâm lý. Cụ thể như sau:
- Phụ nữ sau sảy thai cần được nghỉ ngơi: Sau sảy thai, người phụ nữ không những phải chịu nỗi đau trên cơ thể, mà còn phải chịu nỗi đau về tinh thần. Vì thế, họ cần được nghỉ ngơi. Phần lớn, vì quá đau buồn nên nhiều người có thể gặp chứng khó ngủ. Để cải thiện điều này, chị em có thể uống một ly sữa ấm trước khi ngủ hoặc thực hiện vận động nhẹ nhàng giúp tinh thần tốt lên, từ đó có thể dễ ngủ hơn.
Phụ nữ cần được nghỉ ngơi sau sảy thai
- Dùng thuốc: Sau sảy thai, người mẹ có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe và tùy theo mức độ, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc hay dùng đó là thuốc giảm đau, chống co thắt, thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau sau sảy thai với mức độ đau ngày càng tăng hoặc ra máu âm đạo thì tuyệt đối không được chủ quan mà hay đi khám sớm để được khắc phục kịp thời.
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể: Thân nhiệt cũng là yếu tố quan trọng và cần được theo dõi ở thời điểm sau sảy thai. Nếu bị sốt sau sảy thai, bạn nên đi khám sớm vì rất có thể nguyên nhân gây ra những cơn sốt này là do nhiễm trùng.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Những trường hợp sảy thai với tình trạng xuất huyết âm đạo thì cứ sau 4 tiếng cần được thay băng một lần. Khi vệ sinh vùng kín thì không được thụt rửa âm đạo để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Sau sảy thai, phụ nữ thường bị đau đầu hoặc đau bụng. Một giải pháp giảm đau khá hiệu quả đó là chườm nóng hoặc chườm lạnh.
- Kiêng quan hệ tình dục sau: Sau khi sảy thai, phụ nữ nên tránh quan hệ tình dục trong 2 tuần đầu để cơ thể có thời gian hồi phục trở lại.
2.2. Thiếu máu sau sảy thai nên ăn gì?
Cơ thể người phụ nữ phải chịu nhiều tổn thương sau sảy thai, nhất là tình trạng thiếu máu sau sảy thai. Vì thế, chị em cần được bổ sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể được nhanh chóng hồi phục. Cụ thể như sau:
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều sắt cho cơ thể
-
Nên ăn những thực phẩm giàu sắt hoặc có thể bổ sung uống sắt:
- Khi bị sảy thai, chị em sẽ gặp phải tình trạng xuất huyết vì thế dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt và cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Lúc này, cơ thể cần được bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều sắt như các loại thịt (thịt bò, thịt lợn, thịt gà,… và nên chế biến theo cách luộc, hấp thịt để có thể hấp thụ được nhiều sắt nhất có thể), một số các loại rau củ và trái cây như hạt bí ngô, nho,… Bên cạnh đó nên bổ sung thêm vitamin C để cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn.
Bổ sung viên uống sắt trong trường hợp cần thiết
- Trong những trường hợp cần thiết, phụ nữ có thể bổ sung thêm viên uống sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu cho cơ thể. Sắt nên uống lúc đói hoặc trong bữa ăn. Lưu ý, mẹ bầu nên bổ sung sắt trong khoảng 3 tháng liên tiếp sau khi bị sảy thai, tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình để bổ sung đúng cách và hiệu quả nhất.
- Khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể cũng giảm mạnh. Vì thế chị em không chỉ bị thiếu máu sau sảy thai mà còn bị thiếu canxi và cần được bổ sung thêm canxi. Một số thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như sữa, trái cây khô và một số loại rau xanh.
- Mẹ bầu cũng lưu ý nên uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể nhanh chóng được phục hồi.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn chăm sóc mẹ bầu sau sảy thai và chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị thiếu máu sau sảy thai. Nếu cần tìm hiểu thêm các vấn đề sức khỏe ở mẹ bầu và những vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể gọi đến số 1900565656 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn trực tiếp.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!