Các tin tức tại MEDlatec

Nên tiêm viêm não mô cầu AC hay BC và lịch tiêm cụ thể

Ngày 12/09/2024
Tiêm vắc xin có thể giúp phòng ngừa 90% nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu, tránh được biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên tiêm viêm não mô cầu AC hay BC. Để giải quyết thắc mắc này, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết để bạn đưa ra quyết định phù hợp.

1. Tìm hiểu viêm não mô cầu AC và BC

Để biết nên tiêm viêm não mô cầu AC hay BC thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ qua về viêm màng não do não mô cầu tuýp AC và BC. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính được đánh giá là rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị thì trong vòng 24 giờ, người bệnh có thể bị nguy kịch và tử vong. Trường hợp được điều trị thì tỷ lệ tử vong vẫn ở mức cao, chiếm 15%. Kể cả nếu được chữa khỏi thì có tới 20% người bệnh sẽ mang di chứng suốt đời.

Vi khuẩn Neisseria meningitidis là nguyên nhân gây ra các loại viêm màng não mô cầu AC và BC. Cụ thể là với vi khuẩn chủng huyết thanh nhóm A và C liên quan đến viêm màng não mô cầu AC. Trong khi đó, chủng huyết thanh nhóm B và C gây ra viêm màng não mô cầu BC. Việc phân biệt này cho thấy hai loại bệnh này do các chủng vi khuẩn khác nhau gây ra.

Viêm não mô cầu AC và BC đều là các bệnh lý nguy hiểm

2. Nên tiêm viêm não mô cầu AC hay BC?

Viêm màng não mô cầu AC và BC là những bệnh truyền nhiễm có thể lây lan dễ dàng qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc chung với đồ dùng của người bệnh. Bệnh có tỷ lệ biến chứng và nguy cơ tử vong cao nên việc tiêm vắc xin phòng ngừa là cực kỳ quan trọng. Vậy nên tiêm loại vắc xin nào?

Như đã chia sẻ ở trên, viêm màng não mô cầu AC và BC do các chủng vi khuẩn khác nhau gây ra. Vắc xin phòng ngừa viêm não mô cầu AC và vắc xin phòng ngừa viêm não mô cầu BC là khác nhau, chỉ có tác dụng phòng ngừa đúng chủng vi khuẩn gây ra bệnh, không có tác dụng phòng ngừa hay tạo miễn dịch chéo. Như vậy, để phòng bệnh tốt nhất thì các bác sĩ khuyên là nên tiêm đồng thời cả 2 loại vắc xin này. 

Tốt nhất là tiêm cả 2 vắc xin viêm não mô cầu AC và BC

3. Lịch tiêm khuyến cáo với hai loại vắc xin viêm não mô cầu AC và BC

Việc tiêm phòng đúng lịch trình cũng góp phần quan trọng vào việc tạo miễn dịch và phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Lịch tiêm đối với vắc xin viêm não mô cầu AC

Việt Nam đã ngưng sản xuất và sử dụng vắc xin viêm não mô cầu AC từ năm 2018. Thay vào đó là sử dụng vắc xin viêm não mô cầu Menactra do hãng Sanofi Pasteur sản xuất tại Mỹ, có tác dụng phòng bệnh do các chủng vi khuẩn A, C, Y, W-135 gây ra. Lịch tiêm cụ thể như sau.

  • Trẻ từ 9 - 24 tháng: Cần được tiêm 2 mũi cơ bản, mỗi mũi cách nhau 3 tháng. 
  • Từ 2 - 55 tuổi: Chỉ cần tiêm một liều duy nhất.

Lịch tiêm đối với vắc xin viêm não mô cầu BC

Vắc xin viêm não mô BC là vắc xin Mengoc do Cuba sản xuất, có tác dụng phòng bệnh do các chủng não mô cầu tuýp B và C gây ra với lịch tiêm cụ thể như sau.

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi: Tiêm mũi đầu tiên.
  • Sau 6 - 8 tuần: Tiêm mũi thứ hai.
  • Trẻ cần tiêm đủ 2 mũi cơ bản, chưa khuyến cáo tiêm nhắc lại. 

4. Cha mẹ cần chú ý gì khi đưa trẻ đi tiêm?

Khi chuẩn bị cho bé đi tiêm phòng, bên cạnh việc quyết định loại vắc xin viêm não mô cầu AC hay BC, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều quan trọng.

Trước tiên, hãy đảm bảo mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết, đặc biệt là sổ tiêm phòng của bé. Vệ sinh cá nhân cho bé thật sạch sẽ trước khi tiêm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Quần áo bé mặc khi đi tiêm nên thoải mái, dễ dàng tháo ra để thuận tiện cho việc kiểm tra và tiêm. Ngoài ra, cha mẹ nên cho bé ăn vừa phải trước khi đi tiêm; không nên để bé quá no hoặc quá đói, vì điều này có thể làm bé mệt mỏi và khó chịu.

Mẹ có thể cho bé ăn trước khi tiêm nhưng đừng quá no

Trong quá trình tiêm phòng, cha mẹ nên thảo luận kỹ càng với bác sĩ về các mũi tiêm vắc xin dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm nguồn gốc và giá cả của từng loại vắc xin, để đảm bảo lựa chọn tốt nhất cho bé. Đồng thời, hãy cung cấp thông tin đầy đủ về tình trạng sức khỏe của bé, bao gồm tiền sử bệnh tật và các dị ứng, để bác sĩ cân nhắc, đưa ra giải pháp tiêm phòng an toàn, tránh gặp phải biến chứng.

Sau khi tiêm, cha mẹ cho bé ở tại cơ sở y tế theo dõi ít nhất 30 phút để đảm bảo không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào xảy ra. Nếu bé không có vấn đề gì, cha mẹ vẫn cần theo dõi sát sao tại nhà và sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu bé bị sốt cao.

Cha mẹ nên tránh áp dụng các mẹo dân gian như đắp khoai tây hay chà chanh lên vết tiêm. Hiện tại, không có nghiên cứu khoa học nào xác nhận tính hiệu quả của những phương pháp này. Thực tế, chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết tiêm, do đó cần thận trọng và theo dõi sát sao theo khuyến cáo của nhân viên y tế. 

Nếu bé sốt sau tiêm thì cho bé uống hạ sốt theo hướng dẫn

Chúng ta đã cùng tìm hiểu nên tiêm viêm não mô cầu AC hay BC và nắm được lịch tiêm cụ thể cho từng loại vắc xin. Nếu đang phân vân trong việc lựa chọn địa chỉ tiêm phòng uy tín, an toàn cho bé yêu và cả cho người lớn, bạn có thể sử dụng dịch vụ Tiêm chủng của Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

Các cơ sở cung cấp dịch vụ Tiêm chủng của Hệ thống Y tế MEDLATEC có đầy đủ vắc xin, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, MEDLATEC cam kết vắc xin có nguồn gốc rõ ràng, chính hãng, hạn sử dụng lâu dài. Ngoài ra, quý khách sẽ được thăm khám trước khi tiêm và theo dõi sau khi tiêm cẩn thận, phòng tránh tối đa biến chứng. Quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch tiêm sớm nhất. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.