Các tin tức tại MEDlatec
Nguyên nhân gây ung thư bàng quang và cách điều trị bệnh
- 30/11/2022 | Ung thư bàng quang: các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích
- 16/12/2022 | Ung thư bàng quang - Những thông tin Y khoa cần biết!
- 01/09/2023 | Ung thư bàng quang sống được bao lâu? Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý
- 01/01/2024 | Cảnh giác trước những triệu chứng của ung thư bàng quang
1. Các loại ung thư bàng quang và triệu chứng bệnh
Bàng quang giống như một quả bóng rỗng, nằm ở vùng bụng dưới với nhiệm vụ chứa nước tiểu do thận thải ra. Khi những tế bào ung thư xuất hiện ở bàng quang (thường gặp ở những tế bào lót bên trong cơ quan này) được gọi là ung thư bàng quang. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, tuy nhiên, người lớn tuổi thường là đối tượng có nguy cơ cao.
Đi tiểu nhiều lần có thể do ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị bệnh hiệu quả sẽ cao hơn và thực tế cũng có nhiều bệnh nhân kịp thời được chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Tuy nhiên, căn bệnh này có nguy cơ tái phát cao và người bệnh không nên chủ quan mà cần phải theo dõi sức khỏe, thăm khám định kỳ ngay cả khi đã được điều trị khỏi bệnh.
Ung thư bàng quang có thể phân chia thành những loại sau:
- Ung thư tế bào chuyển tiếp: Là loại ung thư phổ biến nhất và xảy ra tại những tế bào lót bên trong bàng quang.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: Loại ung thư này hiếm gặp hơn. Để đáp ứng với nhiễm trùng, bên trong bàng quang sẽ xuất hiện những tế bảo vảy và theo thời gian, nó có tiến triển và trở thành tế bào ung thư.
- Ung thư tuyến: Loại ung thư này cũng hiếm gặp và khởi phát từ tế bào tuyến tiết ra chất nhầy tại cơ quan này.
Khi bị ung thư bàng quang, bệnh nhân thường có những triệu chứng như sau:
- Thường xuyên đi tiểu.
- Bị đau khi tiểu.
- Trong nước tiểu có lẫn máu.
- Đau lưng và đau xương chậu.
2. Vì sao bị ung thư bàng quang?
Phần lớn các loại bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư bàng quang đều rất khó để tìm ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị ung thư bàng quang cũng sẽ càng cao.
- Nam giới: Tỷ lệ ung thư bàng quang ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
- Thói quen hút thuốc lá thường xuyên: Những người hút thuốc lá thường xuyên và trong nhiều năm, những chất độc hại có thể tích tụ trong cơ thể và đào thải một số chất qua nước tiểu. Những chất độc này có thể tác động lên niêm mạc bàng quang và tăng nguy cơ gây ung thư.
Hút thuốc lá lâu năm có thể là nguyên nhân gây ung thư bàng quang
- Tiếp xúc với hóa chất thường xuyên như hóa chất trong thuốc nhuộm, asen, hóa chất trong các sản phẩm sơn,... cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang.
- Hoá chất điều ung thư: Nếu người bệnh đã từng bị ung thư và từng phải điều ung thư bằng phương pháp xạ trị vùng chậu thì nguy cơ bị ung thư bàng quang sẽ cao hơn những người khác.
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường có chứa pioglitazone cũng có nguy cơ bị ung thư bàng quang.
- Viêm bàng quang mạn tính cần được dùng ống thông tiểu trong thời gian dài cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang.
- Trong gia đình có người bị bệnh thì nguy cơ bị bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn những đối tượng khác.
3. Chẩn đoán và điều trị ung thư bàng quang
Những triệu chứng ung thư bàng quang khá giống với biểu hiện thông thường về đường tiết niệu. Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ không chỉ dựa vào triệu chứng mà còn chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như sau:
- Soi bàng quang để kiểu tra bên trong niệu đạo và bàng quang. Trước khi thực hiện soi, bác sĩ sẽ bơm chất bôi trơn và một chút thuốc tê để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
- Sinh thiết: Bác sĩ có thể thu thập mẫu tế bào ngay khi nội soi bàng quan để phân tích. Trong trường hợp cần thiết, các bác sĩ sẽ cắt toàn bộ khối u trong khi nội soi để điều trị bệnh. Với những trường hợp này, bệnh nhân cần được gây tê tủy sống và gây mê toàn thân.
Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán ung thư bàng quang
- Phân tích mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi.
- Chụp X - quang và chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra cấu trúc đường tiết niệu.
- Khi đã nhận định rõ bệnh nhân bị ung thư bàng quang, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp như chụp cộng hưởng từ, chụp xạ hình xương, chụp X-quang ngực để xác định giai đoạn bệnh.
Để lên phác đồ điều trị ung thư bàng quang, các bác sĩ cần dựa vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng sức khỏe của bệnh nhân, mong muốn của người bệnh,... Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh phổ biến:
- Nếu trường hợp bệnh giai đoạn sớm, tế bào và khối u ung thư chưa xâm lấn cơ bàng quang thì có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u.
- Nếu khối u nằm trong giới hạn một vùng của bàng quang và nếu loại bỏ thì không làm ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, bác sĩ có thể cắt bán phần bàng quang.
- Liệu pháp sinh học: Là cách dùng các loại thuốc qua niệu đạo hay trực tiếp bàng quang để kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể, chống lại các tế bào ung thư tại cơ quan này.
- Dùng thuốc sinh học Bacille Calmette-Guerin (BCG).
- Phẫu thuật: Nếu khối u ung thư đã xâm lấn sâu vào thành bàng quang, bác sĩ có thể xem xét về việc phẫu thuật loại bỏ toàn bộ bàng quang. Sau khi đã cắt bỏ bàng quang, bác sĩ sẽ chuyển lưu nước tiểu bằng cách mới, chẳng hạn sử dụng một đoạn ruột để tạo ra túi chứa nước tiểu,...
- Hóa trị: Là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư tại bàng quang.
- Xạ trị: Là cách dùng chùm tia năng lượng cao để loại bỏ các tế bào ung thư.
Bạn nên đi khám sớm nếu có dấu hiệu nghi ngờ bàng quang
Trên đây là một số thông tin cơ bản về bàng quang. Đây là loại ung thư rất dễ tái phát. Do đó, dù đã điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân vẫn nên đi xét nghiệm và tái khám định kỳ.
Mọi thắc mắc về căn bệnh này hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, đội ngũ tư vấn viên sẽ trực tiếp hướng dẫn cụ thể cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!