Các tin tức tại MEDlatec

Nhận biết vấn đề sức khỏe: tăng huyết áp và các thông tin liên quan

Ngày 16/08/2022
Huyết áp là tên gọi dùng để diễn tả áp lực của dòng máu lên thành mạch. Sự biến động của chỉ số huyết áp rất quan trọng vì có sự ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Trong đó, tăng huyết áp là chỉ số huyết áp tăng cao lên vượt mức cho phép, gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Tăng huyết áp hay còn được gọi là cao huyết áp với huyết áp tâm thu có chỉ số lớn hơn 140mmHg hoặc/và huyết áp tâm trương > 90mmHg. Bệnh tăng huyết áp thường có diễn biến âm thầm, ít triệu chứng nên bệnh thường phát hiện muộn khi các triệu chứng nặng nề hoặc đã xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Tổng quan về bệnh tăng huyết áp

Huyết áp tăng không chỉ là sự biến động của chỉ số huyết áp mà đây còn được biết đến là một căn bệnh mang đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy thận, nhồi máu não,... nếu như không được phát hiện và có những biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.

1. Phân loại về bệnh tăng huyết áp

Hiện nay, huyết áp tăng là bệnh được chia làm hai thể, bao gồm:

  • Tăng huyết áp vô căn - hay còn được gọi là tăng huyết áp tiên phát: chiếm được 90% tổng số ca bệnh tăng huyết áp và thường những ca bệnh này không xác định nguyên nhân vì sao chỉ số huyết áp lại biến động tăng lên cao.

  • Tăng huyết áp có nguyên nhân - hay còn được gọi là tăng huyết áp thứ phát. Các trường hợp này thường gặp ở các bệnh nhân hẹp động mạch thận, suy thận, dùng thuốc,...

Huyết áp tăng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe mỗi người

Những người mắc bệnh huyết áp tăng thường gặp các cơn tăng huyết áp, đây là tình trạng áp huyết của người bệnh đột ngột tăng lên cao có thể đến mức 180/100 mmHg - 200/120 mmHg, thậm chí cao hơn. Tăng huyết áp có mấy cấp độ? Có hai loại cơn tăng huyết áp, bao gồm:

  • Tăng huyết áp cấp cứu: chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg, và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg. Đây là tình trạng tăng huyết áp nghiêm trọng, kèm với đó là các tổn thương về tổn thương cơ quan đích như tổn thương võng mạc, nhồi máu cơ tim, suy cấp thận, lóc tách động mạch chủ,... mới xuất hiện hoặc nặng hơn.

  • Tăng huyết áp khẩn cấp: chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 180mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 120mmHg và chưa xuất hiện tổn thương cơ quan đích.

Mặc dù được cơn huyết áp tăng được thành hai loại khác nhau, thế nhưng ở tình trạng này cũng đều nguy hiểm và cần phải điều trị nhanh chóng, kịp thời.

2. Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh huyết áp tăng

Nhận biết nguyên nhân dẫn đến bệnh rất quan trọng trong việc có phương pháp điều trị, có lối sống, sinh hoạt đúng đắn để đạt hiệu quả tốt nhất trong ngăn ngừa, điều trị bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh cao huyết áp là gì? Có hai nguyên nhân chính, bao gồm:

  • Huyết áp tăng không xác định được nguyên nhân.

  • Huyết áp tăng xác định được nguyên nhân, bao gồm: liên quan đến các bệnh lý về thận, tim mạch, nội tiết; do sử dụng các loại thuốc như thuốc tránh thai, cam thảo,...; nguyên nhân khác như rối loạn thần kinh, ngộ độc thai nghén,...

3. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh huyết áp tăng

Huyết áp tăng cao là tình trạng rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự an toàn của tính mạng, sức khỏe người bệnh. Vậy những đối tượng nào dễ mắc bệnh huyết áp tăng nhất?

Những người có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp bao gồm: nam giới; phụ nữ đã mãn kinh; người trong gia đình có tiền sức mắc cao huyết áp; những người có lối sống không lành mạnh, ít tập thể dục; người béo phì, thừa cân; người thường xuyên ăn muối, ăn mặn; hút thuốc lá; gặp các vấn đề về tâm lý như stress, căng thẳng; Sử dụng nhiều đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu; mắc các bệnh khác như đái tháo đường, thận,...

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp tăng

4. Triệu chứng của huyết áp tăng

Tăng huyết áp là bệnh rất khó phát hiện khi có thể diễn biến âm thầm không triệu chứng trong nhiều năm liền. Một số cách để nhận biết đang cao huyết áp như sau:

  • Khi huyết áp tăng, người bệnh thường có các triệu chứng như đau đầu, tức ngực, khó thở.

  • Xuất hiện các triệu chứng do tổn thương các cơ quan đích, chẳng hạn như: ngực đau dữ dội, đi tiểu ra máu, nhìn mờ, liệt nửa người,... Đây là những triệu chứng cảnh báo mức độ nguy hiểm của căn bệnh cần được theo dõi và điều trị ngay.

5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp?

Chúng ta đã tìm hiểu những thông tin tổng quan về bệnh tăng huyết áp và nhận biết được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Do đó, việc phòng ngừa, ngăn chặn việc huyết áp tăng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra. Vậy làm thế phòng ngừa việc huyết áp tăng xảy ra?

Tự theo dõi tình trạng huyết áp của bản thân

Huyết áp là một trong những chỉ số quan trọng để báo hiệu tình trạng sức khỏe của mỗi người. Ngày nay việc theo dõi chỉ số huyết áp rất dễ dàng khi đã có nhiều loại máy đo huyết áp tại nhà ra đời với mức giá phải chăng. Do đó, tất cả mọi người đều có thể theo dõi tình trạng huyết áp của mình thường xuyên để phát hiện ra những chỉ số bất thường, thăm khám bác sĩ và có biện pháp điều trị kịp thời.

Làm thế nào để phòng ngừa huyết áp tăng?

Cách tự chẩn đoán bệnh cao huyết áp

Chẩn đoán bệnh tăng huyết áp thông qua các chỉ số huyết áp của mỗi người khi áp dụng quy trình đo huyết áp tại phòng khám hay tự đo huyết áp ngay tại nhà. Cụ thể:

  • Nếu thực đo huyết áp tại phòng khám, nếu bệnh nhân có số đo huyết áp vượt mức 140/90 mmHg nghĩa có thể bị bệnh cao huyết áp.

  • Nếu tự theo dõi và thực hiện đo huyết áp tại nhà, nếu chỉ số huyết áp ban ngày vượt mức 135/85 mmHg và ban đêm vượt mức 120/70 mmHg, có nghĩa là bệnh nhân có thể bị bệnh cao huyết áp. Hoặc nếu tự đo huyết áp nhiều lần tại nhà và chỉ số đo vượt mức 135/85 mmHg tức là bệnh nhân đang bị cao huyết áp.

Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Bệnh cao huyết áp là căn bệnh mà một khi đã mắc thì phải điều trị cả đời và không thể dừng thuốc. Nếu bị cao huyết áp, cần phải dùng thuốc đều đặn và không được tự ý ngưng thuốc được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định, điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Việc bảo vệ bản thân để phòng ngừa bệnh rất quan trọng, điều này không chỉ đảm bảo duy trì sức khỏe tốt mà còn bảo đảm an toàn tính mạng, tránh những bệnh lý khác phát sinh.

Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp

Vậy chúng ta có thể phòng ngừa bệnh cao huyết áp bằng cách nào? Sau đây là một cách phòng ngừa bệnh tăng huyết áp cơ bản mà bạn cần biết:

  • Có chế độ ăn tốt cho sức khỏe và áp huyết cơ thể, bao gồm: giảm lượng muối, bổ sung nhiều rau xanh, sử dụng ít mỡ động vật và tốt hơn hết là thay bằng dầu thực vật.

  • Cần tập thể dụng thường xuyên: tốt nhất là tối thiểu 30 phút mỗi ngày và tập thể dục 5 ngày mỗi tuần.

  • Không nên sử dụng các loại thuốc lá, thuốc lào.

  • Hạn chế sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích như bia, rượu.

  • Luôn giữ bản thân trong trạng thái thoải mái, tránh lo âu, mệt mỏi, căng thẳng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh tăng huyết áp mà bạn cần phải biết và nắm rõ. Huyết áp là chỉ số mà mọi người đều có thể tự theo dõi tại nhà và nắm rõ được sức khỏe của bản thân. Nếu gặp phải các vấn đề liên quan đến huyết áp nói riêng và các vấn đề về sức khỏe nói chung, Quý khách hãy đến Bệnh viện MEDLATEC hoặc liên hệ qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được bác sĩ hỗ trợ và tư vấn cũng như đặt lịch thăm khám.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.