Các tin tức tại MEDlatec
Nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ sơ sinh: Những thông tin ba mẹ nên biết
- 01/09/2023 | Trẻ sơ sinh đầu dài là do đâu, có phải là tình trạng bất thường không
- 01/02/2024 | Trẻ sơ sinh ị són nhiều lần trong ngày: nguyên nhân và cách xử trí
- 25/09/2024 | Trẻ sơ sinh hay bị trớ: Như nào là bình thường, như nào nên đi khám?
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ sơ sinh
Do cấu tạo niệu đạo gần với hậu môn nên tỷ lệ bé gái bị nhiễm trùng tiết niệu cao hơn bé trai. Nhiễm trùng tiết niệu trẻ sơ sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
● Vi khuẩn: Trong đó phổ biến nhất là E.Coli, chiếm 88% các ca bệnh và các loại khác như Proteus, tụ cầu, liên cầu,…
● Virus: Thường gặp là Adenovirus, Enterovirus,…
● Nấm: Tuy là tác nhân hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Những loài gây nhiễm trùng trùng tiết niệu ở trẻ sơ sinh như Candida, Aspergillus, Cryptococcus,…
● Dị tật bẩm sinh: Trẻ mắc một số loại dị tật đường tiết niệu như hẹp bao quy đầu, hẹp lỗ niệu đạo,...
● Bệnh lý: Trẻ mắc các vấn đề như tiểu đường, sỏi tiết niệu, u tiết niệu, thận ứ nước,…
● Nguyên nhân khác: Nếu bé đặt ống sonde lâu ngày hoặc không được vệ sinh, vô khuẩn đúng cách thì cũng dẫn đến nhiễm trùng hệ tiết niệu.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tiết niệu có thể do vi khuẩn, virus, nấm,…
2. Triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ sơ sinh
Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ sơ sinh thường xảy ra 2 trường hợp là viêm bàng quang hoặc viêm thận - bể thận cấp tính. Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ nên khó diễn đạt những khó chịu thành lời. Hơn nữa, các triệu chứng thường xuất hiện không đều và mơ hồ nên việc nhận biết khó khăn hơn.
Viêm bàng quang cấp tính
Trẻ bị viêm bàng quang cấp tính thường sẽ có các triệu chứng như sau:
● Trẻ sốt nhẹ hoặc cao, cũng có trường hợp hạ thân nhiệt.
● Trẻ quấy khóc nhiều, nhất là sau mỗi lần đi tiểu, bỏ bú, chán ăn.
● Bé có thể sụt cân, mệt mỏi, nôn ói, tiêu chảy.
● Một số trường hợp xuất hiện tình trạng vàng da, tiểu ra máu,…
Nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ sơ sinh có thể gây sốt nhẹ hoặc cao tùy trường hợp
Viêm thận - bể thận cấp tính
Đây là một trong những trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ sơ sinh chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, nếu chỉ quan sát thì ba mẹ rất khó để xác định bệnh. Trẻ bị viêm thận - Bể thận cấp tính thường có các triệu chứng:
● Trẻ sốt cao, quấy khóc, mệt mỏi, lừ đừ, rét run.
● Bé đau, khó chịu mỗi khi chạm vào vùng bụng, lưng hoặc hông.
● Nước tiểu có đục và mùi khó chịu.
Màu sắc, trạng thái của nước tiểu có thể khi trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu
Để xác định chính xác tình trạng bệnh lý của trẻ, ba mẹ cần cho con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Từ đó lên kế hoạch điều trị sớm và phù hợp, giúp con sớm khỏi bệnh, hạn chế biến chứng nguy hiểm.
3. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn tiết niệu?
Trẻ sơ sinh chưa thể tự vệ sinh hay kiểm soát được việc tiểu tiện, vì vậy, ba mẹ cần phải chú ý đến chế độ chăm sóc nếu bé bị nhiễm khuẩn tiết niệu. Một số vấn đề mà các bậc phụ huynh cần chú ý khi trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn tiết niệu là:
● Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc, thời điểm uống thuốc trước hay sau ăn,… Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc quên những cặn dặn của bác sĩ, hãy liên hệ ngay với cơ sở khám, điều trị để được hỗ trợ.
● Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, thay đổi liều, thời gian sử dụng trong bất kỳ trường hợp nào khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
● Nếu muốn cho con sử dụng các loại thực phẩm hỗ trợ, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
● Trong thời gian dùng thuốc, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như nổi mẩn đỏ, phát ban, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn nhịp tim, khó thở, đau tức ngực,… hãy lập tức ngừng cho con uống thuốc và liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
● Đảm bảo vệ sinh vùng kín đúng cách cho con, thay bỉm thường xuyên, sử dụng sản phẩm phù hợp với da bé. Nếu thấy bỉm sau khi bé đi vệ sinh có dịch mủ, cặn trắng, máu,… thì báo lại với bác sĩ để khắc phục.
● Cho bé mặc quần áo khô thoáng, sạch sẽ, tránh bị ẩm mốc.
● Trong 6 tháng đầu đời, cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
● Đến thời kỳ ăn dặm, ba mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cho bé ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả rau, củ, quả nhằm giúp con tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Các loại thực phẩm cho bé ăn phải đảm bảo tươi, ngon, không chất bảo quản, không thuốc bảo vệ thực vật, ăn chín, uống sôi.
● Cho bé uống nhiều nước mỗi ngày và vận động cơ thể thường xuyên.
● Nếu trẻ khó chịu, ngứa ngáy vùng kín, đau bụng dưới, ba mẹ có thể dùng khăn ấm mềm để chườm ấm cho con. Để khăn khoảng 10 phút và lặp lại vài lần. Tuy nhiên, nên kiểm tra độ ấm trước khi đặt lên da bé để tránh gây bỏng.
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng hệ tiết niệu, ba mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu nhiễm khuẩn tiết niệu trẻ sơ sinh kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nếu ba mẹ chưa biết cho con đi khám ở địa chỉ nào thì Chuyên khoa Nhi thuộc các phòng khám, bệnh viện của Hệ thống Y tế MEDLATEC là nơi đáng tin cậy hiện nay. MEDLATEC có đội ngũ y bác sĩ tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế được chú trọng đầu tư với đầy đủ các loại máy móc hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển trên thế giới,
Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chứng chỉ CAP và thực hiện song hành 2 chứng chỉ xét nghiệm quốc tế CAP, ISO 15189-2012, đảm bảo độ nhanh chóng và chính xác của các kết quả kiểm tra.
MEDLATEC là địa chỉ uy tín khám, điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ hiện nay
Quý khách hàng nếu có thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn đặt lịch với bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656 của MEDLATEC để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!