Các tin tức tại MEDlatec
Những dấu hiệu cảnh báo u phổi ác tính bạn không nên bỏ qua
- 15/03/2023 | U phổi có chữa được không?
- 11/01/2023 | U phổi ác tính là gì? Có điều trị được không?
- 30/11/2022 | U phổi: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị
- 17/12/2022 | U phổi lành tính: nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị
- 11/11/2024 | Bệnh u phổi có chữa được không và các phương pháp tầm soát u phổi
1. U phổi ác tính là gì?
U phổi ác tính tên tiếng Anh là Lung Cancer, Lung Carcinoma là căn bệnh nguy hiểm hàng đầu trên thế giới với hơn 2 triệu người mắc mới và hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, trong số các bệnh nhân nhập viện, có đến 62,5% không còn khả năng phẫu thuật. (Theo thông tin từ Bộ Y tế).
U phổi ác tính hay ung thư phổi là tình trạng các tế bào ung thư phát triển và nhân lên không kiểm soát trong phổi. Các mô và cơ quan xung quanh có thể bị các tế bào này xâm lấn và di căn sang bộ phận khác như não, xương, gan... U phổi ác tính rất nguy hiểm nhất và có tỷ lệ tử vong cao trong số các bệnh ung thư.
U phổi ác tính được chia thành 2 loại chính:
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ NSCLC: Đây là dạng ung thư phổi phổ biến nhất, chiếm khoảng 80-85% các ca ung thư phổi ( Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ). Đây là thuật ngữ chung để chỉ một số loại u phổi ác tính, bao gồm ung thư biểu mô tế bào vảy, biểu mô tế bào lớn và biểu mô tuyến..
- Ung thư phổi tế bào nhỏ SCLC: Loại này chiếm khoảng 15-20% các trường hợp. Đây là dạng ung thư phổi ít phổ biến nhưng lại phát triển nhanh chóng và có xu hướng di căn sớm, đe dọa tính mạng bệnh nhân nhanh chóng.
Tế bào ung thư phổi phát triển theo cấp số nhân trong cơ thể
2. U phổi ác tính đến từ nguyên nhân nào?
Mặc dù các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra u phổi ác tính, nhưng có một số yếu tố nguy cơ đã được chứng minh là làm tăng khả năng mắc bệnh như:
2.1. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra u phổi ác tính. Theo thông tin từ Bộ Y tế, 90% bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá. Các chất độc hại trong thuốc lá, đặc biệt là chất 3-4 benzopyzen có thể làm hỏng các tế bào trong phổi và thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. Nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao khi hút thuốc lâu dài hoặc hút thuốc nhiều, kể cả hút thuốc lá thụ động trong thời gian dài.
2.2. Tiếp xúc với chất gây ung thư
Tiếp xúc với các chất gây ung thư như amiăng, radon, hóa chất công nghiệp và bụi, phơi nhiễm phóng xạ… có thể làm tăng nguy cơ phát triển u phổi ác tính. Những người làm việc trong môi trường có nhiều bụi hoặc hóa chất độc hại có thể có nguy cơ cao mắc bệnh.
2.3. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm không khí, đặc biệt là khói bụi và khí thải từ xe cộ, cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u phổi ác tính. Những người sống trong môi trường ô nhiễm lâu dài có nguy cơ cao hơn so với người sống ở những khu vực có không khí trong lành.
2.4. Các bệnh lý phổi mãn tính
Những người mắc các bệnh lý phổi như viêm phổi mạn tính, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) bệnh xơ phổi, cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.
2.3. Tiền sử gia đình
Bạn có người thân trong gia đình bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn người khác. Nhưng di truyền chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ của ung thư phổi.
Người mắc ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao
3. Triệu chứng của u phổi ác tính
Các triệu chứng của u phổi ác tính có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí và giai đoạn của khối u. Giai đoạn đầu, bệnh có thể chưa rõ ràng về triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển, người bệnh có thể có dấu hiệu như:
3.1. Ho kéo dài
Ho kéo dài là triệu chứng phổ biến nhất của u phổi ác tính. Ho có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài, và trong một số trường hợp có thể kèm theo đờm hoặc máu.
3.2. Đau ngực
Đau ngực là triệu chứng thường gặp khi khối u phổi phát triển và gây áp lực lên các cơ quan và mô xung quanh. Đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội và thường xuất hiện khi bệnh nhân thở sâu hoặc ho.
3.3. Khó thở
Khó thở là một triệu chứng khác của u phổi ác tính. Khi khối u phát triển lớn, nó có thể cản trở quá trình hô hấp và làm giảm khả năng trao đổi khí trong phổi.
3.4. Ho ra máu
Ho ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo của u phổi ác tính, đặc biệt khi bệnh nhân ho ra máu tươi hoặc đờm có lẫn máu. Triệu chứng này rất nghiêm trọng, nên thăm khám và điều trị ngay.
3.5. Mệt mỏi, sút cân
Cơ thể kéo dài sự mệt mỏi và sút cân không rõ lý do là những dấu hiệu khác có thể xuất hiện ở bệnh nhân ung thư phổi. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi dù không làm việc nặng, và cơ thể có thể giảm cân nhanh chóng.
3.6. Hoạt động giảm sút
Khi bệnh tiến triển, khả năng vận động và làm việc của bệnh nhân sẽ bị giảm sút. Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn trong các hoạt động hàng ngày như đi lại, leo cầu thang hoặc khó thở khi làm việc.
Ho kéo dài, ho ra máu là triệu chứng của u phổi ác tính
4. Phương pháp chẩn đoán u phổi ác tính
Để chẩn đoán u phổi ác tính, bác sĩ sẽ tiến hành các bước kiểm tra và xét nghiệm sau:
- X-quang phổi: Phương pháp cơ bản để phát hiện khối u trong phổi. Dù vậy, để xác định chính xác tính chất của khối u, cần kết hợp với các phương pháp xét nghiệm khác.
- CT scan: Giúp bác sĩ có cái nhìn chi tiết hơn về kích thước và hình dạng của khối u phổi, đồng thời giúp phát hiện các tổn thương phổi khác. Tỷ lệ lớn bệnh nhân phát hiện khối u bất thường thông qua chụp CT scan phổi ở những giai đoạn đầu thường có tiên lượng tốt.
- Sinh thiết phổi: Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất, trong đó bác sĩ sẽ lấy mẫu mô từ khối u để xét nghiệm dưới kính hiển vi. Phương pháp này giúp xác định liệu khối u có phải là ung thư hay không.
- Nội soi phế quản: Nội soi phế quản có thể giúp bác sĩ lấy mẫu tế bào từ phổi để xét nghiệm, giúp xác định chính xác loại ung thư phổi.
- Xét nghiệm máu: Một số xét nghiệm máu có thể hỗ trợ chẩn đoán và điều ung thư phổi, tuy nhiên đây không phải là phương pháp duy nhất để xác định bệnh.
5. Điều trị u phổi ác tính
Phương pháp điều trị u phổi ác tính phụ thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
5.1. Phẫu thuật
Trong giai đoạn đầu của u phổi ác tính, phương pháp điều trị chính là phẫu thuật. Bác sĩ sẽ loại bỏ khối u phổi, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
5.2. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này này thường được sử dụng trong các trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ hoặc khi ung thư đã di căn.
5.3. Xạ trị
Xạ trị khiến các tế bào ung thư bị tiêu diệt bởi tia X. Phương pháp này có thể được kết hợp với hóa trị để điều ung thư phổi giai đoạn muộn.
5.4. Liệu pháp điều trị đích và miễn dịch
Liệu pháp điều trị đích và miễn dịch là các phương pháp điều trị mới, nhằm tác động vào các tế bào ung thư một cách cụ thể, làm giảm tác dụng phụ so với hóa trị và xạ trị.
6. Phòng ngừa u phổi ác tính
Ung thư phổi không thể ngăn chặn hoàn toàn, nhưng có những cách có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh như:
- Không hút thuốc và hạn chế môi trường phải tiếp xúc với khói thuốc.
- Hạn chế tiếp xúc với các chất gây ung thư như amiăng, radon và hóa chất độc hại.
- Đảm bảo lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối và tập thể dục đều đặn.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư phổi sớm.
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc u phổi hoặc có các triệu chứng liên quan, hãy đến MEDLATEC để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác và đưa ra lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân.
Hãy liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và kiểm tra sức khỏe, bảo vệ phổi của bạn ngay hôm nay!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!