Các tin tức tại MEDlatec
Những dấu hiệu ung thư máu không thể bỏ qua
- 22/07/2022 | Cảnh báo những dấu hiệu ung thư máu thường bị bỏ qua
- 25/11/2022 | Những dấu hiệu của bệnh ung thư máu giúp phát hiện bệnh sớm
- 14/07/2024 | Dấu hiệu ung thư máu giai đoạn cuối và tiên lượng sống của người bệnh
- 17/07/2024 | Nguyên nhân gây ung thư máu và những dấu hiệu cảnh báo
- 30/06/2023 | Các nguyên nhân gây ung thư máu và những biểu hiện bệnh thường gặp
1. Các loại ung thư máu
Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu ung thư máu, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu cơ bản về các loại ung thư máu:
Mệt mỏi có thể là do ung thư máu
- Bệnh bạch cầu: Loại ung thư máu này rất thường gặp và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Trong cơ thể người bệnh, tế bào bạch cầu bị phân chia mất kiểm soát và không còn khả năng phòng chống nhiễm trùng cho cơ thể.
- U lympho: Một số bệnh thường được đề cập đến là u lympho hodgkin và u lympho non-hodgkin. Hệ thống bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe vì có thể sản sinh ra những kháng thể chống lại vi khuẩn. Những tế bào lympho T và lympho B trong cơ thể người bệnh có xu hướng phân chia nhanh chóng, hình thành những khối u ác tính.
Cả 3 loại ung thư máu đều được đánh giá là nguy hiểm. Khi mắc ung thư máu, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu máu, giảm các dòng bạch cầu, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết,... Tuy nhiên, trong những năm gần đây với sự tiến bộ của y học, tỷ lệ sống của người bệnh cũng đã được cải thiện. Nếu phát hiện sớm và đáp ứng tốt với thuốc điều trị, cùng với tinh thần lạc quan, bệnh nhân có thể kiểm soát bệnh tốt và kéo dài tuổi thọ.
2. Nguyên nhân gây ung thư máu
Hiện chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác nhất nhưng rất có thể ung thư máu có liên quan đến gen di truyền và một số tác nhân gây bệnh khác. Khi xảy ra những đột biến gen ADN, các tế bào máu phân chia bất thường và lấn át những tế bào máu bình thường và gây ra ung thư máu. Ngoài ra, ung thư máu có thể xảy ra do một số yếu tố như:
- Người đã từng điều trị bệnh ung thư bằng các phương pháp như hóa trị, xạ trị.
- Rối loạn di truyền: Nếu mắc phải các bệnh lý về di truyền, bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư cao hơn những đối tượng khác.
- Thường xuyên sinh hoạt và lao động trong môi trường ô nhiễm và độc hại, chẳng hạn như người làm việc trong ngành hóa dầu phải thường xuyên tiếp xúc với chất benzen,...
- Hút thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh tật như ung thư vòm họng, bệnh tim mạch, bệnh phổi và bệnh ung thư máu.
- Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có người bị ung thư máu, thì các thành viên còn lại cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những đối tượng khác.
Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ, trên đây chỉ là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Có nhiều trường hợp có những yếu tố nguy cơ nhưng không mắc bệnh. Ngược lại, một số đối tượng không có yếu tố nguy cơ nhưng lại mắc bệnh.
3. Dấu hiệu ung thư máu
Khi mắc ung thư máu, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng bệnh như sau:
- Cơ thể mệt mỏi dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ. Vì quá mệt mỏi nên nhiều bệnh nhân không thể sinh hoạt như bình thường và giảm năng suất lao động.
- Sốt cao trong nhiều ngày: Đây là biểu hiện cho thấy rõ sự bất thường của hệ miễn dịch, nhất là những vấn đề của các tế bào bạch cầu.
- Thường xuyên đổ mồ hôi về đêm: Điều này khiến bệnh nhân rất khó chịu và thường xuyên bị tỉnh giấc.
Không nên chủ quan với những vết bầm tím trên da
- Thường xuyên có những vết bầm tím trên cơ thể mà không phải do va đập và những vết bầm tím này kéo dài trên 2 tuần hay tình trạng đột nhiên bị chảy máu,...
- Sụt cân nhanh: Nguyên nhân có thể là do những tế bào ung thư cần dùng nhiều dưỡng chất và năng lượng, cơ thể dễ bị viêm nhiễm vì không thể chống chọi với các yếu tố tác động từ bên ngoài.
- Các dấu hiệu chuyên biệt khác như sưng hạch bạch huyết, lá lách to, gan to, đau xương,...
3. Chẩn đoán và điều ung thư máu
Để chẩn đoán ung thư máu, bác sĩ cần khám triệu chứng và chỉ định người bệnh thực hiện các loại xét nghiệm máu cần thiết, chẩn đoán hình ảnh, phết tế bào máu, sinh thiết tủy xương.
Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh
Cách điều trị ung thư máu:
- Cấy ghép tế bào gốc: Đưa tế bào gốc vào cơ thể chính là cách giúp tái tạo những tế bào máu khỏe mạnh. Những tế bào gốc này có thể được lấy từ máu dây rốn, máu tuần hoàn hay tủy xương.
- Xạ trị: Là cách dùng năng lượng từ tia xạ để tiêu diệt tế bào ung thư máu và làm nhỏ khối u ung thư. Có thể tiến hành xạ trị trước khi cấy ghép tế bào gốc.
- Hóa trị liệu: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng các loại hóa chất chống ung thư để kiểm soát bệnh hiệu quả. Có thể kết hợp hóa trị với cây ghép tế bào gốc để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư máu: Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ hướng dẫn người nhà cách chăm sóc giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng bệnh, tăng chất lượng sống.
Ung thư máu có thể gây tử vong, do đó, nếu xuất hiện những ung thư như sụt cân, vết bầm tím trên da, viêm nhiễm kéo dài,... người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
MEDLATEC đầu tư nhiều loại máy móc xét nghiệm hiện đại
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC đang ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo mang lại dịch vụ y tế chất lượng.
Nếu quá bận rộn, quý khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC. Với dịch vụ tiện lợi này, khách hàng chỉ cần chi trả đúng theo giá đã được niêm yết tại viện và cộng thêm 10.000 đồng cho phụ phí đi lại lấy mẫu.
Nếu có nhu cầu đặt lịch khám sức khỏe tại đây, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!