Các tin tức tại MEDlatec
Những lưu ý về bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
- 20/10/2021 | Chuyên gia giải đáp: Tiêu chảy uống nước dừa được không?
- 20/10/2021 | Giải mã nguyên nhân gây ra tiêu chảy sốt ớn lạnh
- 20/10/2021 | Tiêu chảy sốt nguy hiểm như thế nào? Làm sao để khắc phục hiệu quả?
- 19/10/2021 | Cần chú ý những gì nếu bị tiêu chảy khi mang thai?
- 04/11/2020 | Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng
- 18/10/2021 | Cần làm gì nếu mệt mỏi kèm tiêu chảy khi dùng thuốc điều trị HP
1. Nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm trùng
Tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh xảy ra do các tác nhân vi sinh xâm nhập và tấn công cơ thể khiến người bệnh gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhày nhớt trong khoảng vài ngày liên tục. Căn bệnh này có thể xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng, tuy nhiên những người có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị khuẩn bệnh tấn công hơn.
- Mầm bệnh có thể xâm nhập qua cơ thể người bệnh qua đường miệng. Khi vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hóa chúng sẽ gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột, rối loạn nhu động ruột, gây viêm nhiễm và khiến cho người bệnh có cảm giác bị đau.
Tiêu chảy nhiễm trùng có thể xảy ra ở trẻ em và người lớn
- Những loại thức ăn bị ôi thiu hoặc chưa được nấu chín sẽ có chứa rất nhiều độc tố và vi khuẩn, đặc biệt là salmonella - vi khuẩn có thể gây nguy cơ ngộ độc thức ăn. Một số loại thức ăn đóng hộp có thể chứa nhiều vi khuẩn Clostridium làm tăng nguy cơ bị tiêu chảy nhiễm trùng.
- Rau sống: Là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích nhưng đây lại là loại thực ăn có chứa nhiều vi khuẩn nếu không được rửa sạch sẽ. Càng nguy hiểm hơn khi trong quá trình trồng rau, rau sống được tưới bằng nước bẩn, phân tươi khiến cho chúng nhiễm phải vi khuẩn E.coli, các loại giun, sán,… Khi ăn vào, bạn sẽ có nguy cơ cao bị tiêu chảy.
- Ngoài việc ăn thức ăn có chứa khuẩn bệnh thì việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tiêu chảy nhiễm trùng.
- Vệ sinh kém: Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiêu chảy. Khi không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi chế biến thực phẩm thì sẽ tạo cơ hội cho khuẩn bệnh lây lan và tấn công vào cơ thể.
2. Những triệu chứng gây của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
Khi bị tiêu chảy nhiễm trùng, bệnh nhân thường gặp phải những dấu hiệu dưới đây:
- Đau bụng: Đây là biểu hiện khá phổ biến đối với những trường hợp bị bệnh. Khi khuẩn bệnh tấn công vào thành ruột sẽ khiến cho bệnh nhân bị đau vùng bụng, dọc theo khung đại tràng. Tùy vào vị trí, nguyên nhân gây nhiễm trùng mà mức độ đau có thể khác nhau, một số trường hợp nghiêm trọng sẽ thấy đau quặn thắt bụng, vô cùng khó chịu. Những cơn co thắt sẽ kéo dài khoảng 3 đến 4 phút mỗi lần và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Người bệnh mệt mỏi vì các triệu chứng của bệnh tiêu chảy
- Tiêu chảy: Người bệnh có thể đi ngoài từ 3 lần đến 20-30 lần/ngày. Cảm giác rất khó chịu, vừa đi xong lại muốn đi tiếp. Bên cạnh đó, tính chất phân cũng có nhiều khác thường. Phân thường lỏng, có màu đục như nước vo gạo hoặc cũng có thể nhầy máu. kèm theo mùi tanh hoặc khắm.
- Buồn nôn, nôn và chán ăn: Khi bị tiêu chảy nhiễm trùng, bệnh nhân thường có cảm giác miệng đắng, chán ăn. Thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn. Tình trạng này kèm với triệu chứng tiêu chảy khiến người bệnh rất mệt mỏi, thậm chí kiệt sức, giảm cân, da xanh và giảm thân nhiệt.
- Mất nước: Khi đi ngoài nhiều, bệnh nhân có thể xảy ra tình trạng mất nước và chất điện giải khiến da khô, môi khô, giảm độ đàn hồi của da, mắt trũng, bệnh nhân lờ đờ.
- Mầm bệnh không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể, chẳng hạn như gây nhiễm trùng xoang mũi, ho,…
- Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng phụ khác như: rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi với những triệu chứng tiêu chảy hay buồn nôn dẫn đến tâm lý tiêu cực hoặc thậm chí là trầm cảm, nghiến răng khi ngủ, ngủ không ngon giấc, nhức đầu liên tục, ngứa rát da. Đặc biệt, nếu thường xuyên mót rặn khi đi đại tiện do khuẩn bệnh tấn công trực tràng có thể dẫn đến chướng bụng đầy hơi rất khó chịu.
3. Các phương pháp điều trị tiêu chảy nhiễm trùng
Phương pháp chẩn đoán bệnh thường được áp dụng là xét nghiệm mẫu phân của người bệnh. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết chính xác bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột do virus hay vi khuẩn và từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Uống nhiều nước để giảm nguy cơ mất nước khi bị tiêu chảy
Thông thường, tiêu chảy nhiễm trùng do virus sẽ khiến triệu chứng bệnh kéo dài khoảng vài ngày. Còn nếu người bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn thì sẽ nghiêm trọng hơn, cần phải khắc phục sớm để tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết, gây bệnh dạ dày, liệt cơ,…
Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh
- Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, bổ sung nước hoặc dung dịch điện giải, ăn uống đủ dinh dưỡng, nhất là những loại thức ăn dễ tiêu hóa,… Sau một vài ngày, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần dùng đến thuốc. Lưu ý, bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc chống tiêu chảy.
- Đối với những trường hợp nặng, người bệnh có biểu hiện nôn, khó ăn, tiêu chảy quá nhiều lần, trong phân có lẫn máu, người mệt mỏi,… cần được đưa đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân có thể được truyền nước và điện giải qua đường tĩnh mạch hoặc có thể được chỉ định uống kháng sinh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Rửa tay sạch sẽ để phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, bệnh nhân nên chú ý vệ sinh trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, nên đảm bảo ăn chín uống sôi, có thể bổ sung men tiêu hóa hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch, sử dụng nguồn nước sạch,…
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề tiêu hóa hoặc những vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết và đặt lịch khám sớm để tiết kiệm tối đa thời gian.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!