Các tin tức tại MEDlatec
Những thông tin về tiêm chủng ung thư cổ tử cung chị em nên biết
- 17/01/2023 | Cập nhật giá tiêm chủng ung thư cổ tử cung cho chị em phụ nữ
- 15/12/2022 | Nguyên nhân ung thư cổ tử cung là gì? có thể phòng ngừa không?
- 21/10/2022 | Chuyên gia tư vấn cách để ung thư cổ tử cung không còn là mối đe dọa với sức khỏe phụ nữ
- 17/11/2022 | Xét nghiệm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết
1. Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Quá trình phòng ngừa ung thư tử cung ở nữ giới nói chung sẽ chia thành 2 giai đoạn chính. Bao gồm giai đoạn phòng ngừa tiên phát vào giai đoạn phòng ngừa thứ phát.
Chị em nên chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung sớm
Trong đó, giai đoạn phòng ngừa tiên phát bằng cách sử dụng vắc xin ngừa HPV giúp chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả và ít tốn kém nhất.
Còn phòng ngừa thứ phát chủ yếu thực hiện biện pháp sàng lọc, điều trị tổn thương nếu có. Tuy nhiên, chi phí cho khâu tầm soát và điều trị cũng khá cao, mặt khác, có thể gây khó chịu cho bệnh nhân. Nữ giới nên chủ động phòng ngừa khi cơ thể chưa xuất hiện mầm mống gây bệnh, nâng cao sức khỏe sinh sản.
2. Đối tượng cần tiêm chủng ung thư cổ tử cung
Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế Việt Nam cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất, vắc xin phòng ung thư cổ tử cung phù hợp tiêm cho nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi. Trong đó nhóm tuổi từ 13-16 tuổi là nhóm tuổi vàng để tiêm. Lịch trình tiêm là 3 mũi.
Nữ giới tuổi từ 9 đến 26 là đối tượng nên tiêm vắc xin
3. Đối tượng chống chỉ định tiêm
Không phải bất kỳ đối tượng phụ nữ nào cũng đủ điều kiện để tiêm chủng ung thư cổ tử cung, cụ thể như:
-
Phụ nữ cho con bú, đang mang thai hoặc sắp mang thai trong 6 tháng tới: Nếu đang thực hiện tiêm dở, chị em cần chờ đến khi con cai sữa thì mới tiếp tục tiêm. Lưu ý, mỗi vắc xin thứ 3 không quá 2 năm kể từ mũi thứ 2.
-
Phụ nữ bị bệnh cấp tính: Đây là đối tượng dễ bị tác dụng phụ nếu tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung.
-
Phụ nữ bị mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của vacxin: Thành phần trong vắc xin dễ gây tác dụng phụ không mong muốn.
Phụ nữ mang thai không nên tiêm
4. 2 Loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung phổ biến nhất
4.1. Vắc xin Gardasil
Loại vắc xin này sản xuất bởi hãng dược Merck Sharp & Dohme đến từ Mỹ. Hiện nay có 2 loại vacxin Gardasil là: Gardasil 4 phòng ngừa 4 chùng: 16, 18, 11 và 6. Gardasil 9 phòng ngừa 9 chủng là 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của u nhú, mụn sinh dục, phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vắc xin này phù hợp cho nữ giới từ 9 - 26 tuổi.
Gardasil là loại vắc xin có xuất xứ từ Mỹ
Lộ trình tiêm Gardasil gồm 3 mũi tiêm thực hiện trong vòng 6 tháng. Trong đó, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 2 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ nhất là 6 tháng.
Hầu hết chương trình tiêm chủng ung thư cổ tử cung tại Việt Nam hiện giờ đều sử dụng loại vắc xin Gardasil. Phác đồ tiêm có thể linh động thay đổi nhưng phải phù hợp với tình hình sức khỏe của người được tiêm.
4.2. Vắc xin Cervarix
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung Cervarix sản xuất bởi hãng dược GlaxoSmithKline đến từ vương quốc Bỉ. Loại vắc xin này có khả năng ngăn chặn HPV chủng 16 và 18 phát triển trên cơ thể người. Độ tuổi tiêm vắc xin Cervarix là 10 đến 25 tuổi.
Cervarix được thường được tiêm cho nữ giới từ 10 - 25 tuổi
Ba mũi vắc xin Cervarix cần thực hiện tiêm theo nội dung trong vòng 6 tháng. Mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 tháng, còn mũi thứ 3 cách mũi thứ 1 là 6 tháng.
Trong trường hợp vì lý do gì đó không thể tiêm được theo đúng lịch, thì có thể áp dụng phác đồ linh động. Cụ thể như sau:
-
Mũi 2 có thể tiêm cách mũi 1 trong thời gian khoảng từ 1 – 2.5 tháng;
-
Mũi 3 có thể tiêm cách mũi 1 trong thời gian khoảng từ 6 -12 tháng.
Ngoài ra, hiện tại chưa có khuyến cáo phải tiêm nhắc lại.
5. Một số thắc mắc liên quan khác
5.1. Tiêm chủng ung thư cổ tử cung hiệu quả với người đã quan hệ tình dục?
Giải đáp: Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung vẫn có thể ngăn ngừa nhiều chủng virus HPV với người đã quan hệ tình dục. Mặc dù hiệu quả không cao bằng người chưa từng giao hợp bao giờ nhưng chị em chưa kịp tiêm từ độ tuổi vị thành niên vẫn nên tiêm.
5.2. Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung tác dụng trong bao lâu?
Giải đáp: Hiện tại các vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung chưa có khuyến cáo phải tiêm nhắc lại.
5.3. Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung an toàn không?
Giải đáp: Trước khi chính thức lưu hành thì tất cả các loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung đều đã qua kiểm định lâm sàng. Chỉ những loại vắc xin an toàn mới được cấp phép sử dụng trên cơ thể người. Ngoài ra trước khi tiêm, bác sĩ cũng thường thăm khám kỹ lưỡng đảm bảo an toàn cho người cần tiêm.
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tiêm chủng ung thư cổ tử cung. Người dân có thể ưu tiên lựa chọn những nơi thuận tiện trong việc đi lại hoặc những cơ sở cung cấp thời gian tiêm chủng phù hợp với lịch trình trong ngày. Tuy nhiên, tiêu chí hàng đầu là cơ sở đó phải đảm bảo uy tín, chất lượng và có giấy phép hoạt động hợp pháp.
Một gợi ý bạn có thể tham khảo là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với bề dày lịch sử phát triển gần 30 năm với nhiều chi nhánh trên cả nước. Ở Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các gói tiêm chủng sẽ được cung cấp thông tin minh bạch, rõ ràng, bao gồm cả chi phí, thời gian tiêm, hạn sử dụng của các vắc xin,... và các tư vấn chi tiết khác. Vì vậy, Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm khi đăng ký các gói tiêm chủng tại MEDLATEC. Nếu Quý khách có nhu cầu đặt lịch tiêm, hãy gọi ngay đến hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!