Các tin tức tại MEDlatec

Những triệu chứng điển hình của hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới

Ngày 01/04/2024

Từ khoá chính: hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới

Những triệu chứng điển hình của hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới

Bệnh về đường hô hấp là vấn đề sức khỏe thường gặp và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh lý này thường được chia thành bệnh về đường hô hấp trên và bệnh về đường hô hấp dưới. Trong đó, bệnh lý về đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn và một trong những vấn đề cần quan tâm là hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Vậy hội chứng này có triệu chứng nào?

1. Tìm hiểu về hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp

Tắc nghẽn đường hô hấp là vấn đề sức khỏe thường gặp, tuy nhiên, bệnh nhân thường không chú ý theo dõi để đi thăm khám. Hội chứng tắc nghẽn được chia thành hai loại, đó là tắc nghẽn đường hô hấp trên và hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới. Bệnh chủ yếu tồn tại dưới dạng cấp tính nhưng nếu chủ quan và không điều trị đúng cách, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh mạn tính, sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng.

Tắc nghẽn đường hô hấp là vấn đề khá phổ biến.

Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp thường gây ra tình trạng rối loạn thông khí, chủ yếu gặp ở bệnh nhân viêm tiểu phế quản hoặc người bị hen,… Vậy làm thế nào để phân biệt tắc nghẽn đường hô hấp trên và hô hấp dưới?

Thực tế, nguyên nhân gây hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp trên và hô hấp dưới hoàn toàn khác nhau. Đồng thời, triệu chứng bệnh cũng có nhiều điểm khác biệt, do đó, người bệnh cần đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, xác định chính xác và từ đó có hướng điều trị phù hợp, tuyệt đối không được tự mua thuốc uống tại nhà.

2. Nguyên nhân gây hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới

Thực tế, để có thể tìm ra phương án điều trị phù hợp, trước tiên chúng ta cần xác định được nguyên nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới.

Phế quản bị chèn ép từ bên trong hoặc bên ngoài là hai nguyên nhân chính khiến đường hô hấp dưới tắc nghẽn. Cụ thể, phế quản thường bị chèn ép từ bên ngoài khi hạch khí phế quản to bất thường. Ngoài ra, hiện tượng tràn khí dịch màng tim là nguyên nhân gây to tim, phế quản bị chèn ép dẫn tới tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới.

Tràn dịch màng tim có thể khiến phế quản bị chèn ép.

Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới còn xảy ra khi phế quản bị chèn ép từ bên trong. Có thể là do cơ thể người bệnh có khối u hoặc dị vật ở khu vực này. Trong trường hợp này, người bệnh đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra, và điều trị sớm, hạn chế biến chứng xấu xảy ra. Một số trường hợp phế quản bị chèn ép từ bên trong do mắc bệnh bạch hầu hoặc lao phổi,… Do đó, khi đã mắc những bệnh lý mạn tính, việc thường xuyên tái khám để được bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, đồng thời có biện pháp ngăn ngừa rủi ro mắc biến chứng là rất cần thiết.

Bên cạnh hai nguyên nhân kể trên, tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới cũng xảy ra do ứ trệ dịch tiết. Nếu đột nhiên phát hiện triệu chứng ho ra máu, phế quản bị bít tắc do xuất hiện cục máu đông, các bạn cần đi kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm phế quản phổi nhưng không được điều trị dứt điểm.

3. Triệu chứng đặc trưng của hội chứng

Giống như khi mắc các bệnh lý khác về đường hô hấp, bệnh nhân cũng gặp phải tình trạng khó thở, đặc biệt là trong cơn hen. Bên cạnh ho và khó thở, bệnh nhân sẽ có biểu hiện khác như: mặt mũi tím tái, thiếu sức sống, cơ thể đổ rất nhiều mồ hôi, cánh mũi thường xuyên phập phồng,… Ngay khi phát hiện triệu chứng này, các bạn nên chủ động tới cơ sở y tế uy tín để theo dõi và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Ho dai dẳng là dấu hiệu đặc trưng của bệnh.

Để phát hiện chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới, người bệnh có thể dựa vào âm thanh phát ra từ phế nang. Đối với bệnh nhân tắc nghẽn một phần đường hô hấp dưới, tiếng ran rít sẽ xuất hiện. Trong khi đó, ở bệnh nhân tắc nghẽn toàn bộ đường hô hấp dưới, chúng ta hầu như không nghe thấy âm thanh rì rào của phế nang khi áp tai vào lồng ngực. Tắc nghẽn toàn bộ đường hô hấp dưới là vấn đề hết sức nghiêm trọng, bệnh nhân cần được điều trị sớm, nếu không sức khỏe sẽ bị đe dọa.

4. Phát hiện hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới bằng cách nào?

Để phát hiện hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân đi chụp X - quang phổi. Trong trường hợp bệnh nhân tắc nghẽn một phần đường hô hấp dưới, hình ảnh chụp X - quang cho thấy tình trạng ứ khí, nguyên nhân là do không khí đi vào nhưng không thể thoát ra.

Kết quả chụp X - quang sẽ phản ánh tình trạng của bệnh nhân.

Bên cạnh chụp X - quang phổi, người bệnh sẽ được chỉ định chụp CT phổi và đo chức năng hô hấp. Chụp CT phổi giúp phát hiện những cấu trúc bất thường trong phổi (nếu có), qua đó đưa ra chẩn đoán sẽ chính xác hơn. Còn đo chức năng hô hấp sẽ giúp đánh giá mức độ tắc nghẽn hoặc hạn chế, xác định người bệnh có bị rối loạn thông khí hay không.

Để phát hiện và điều trị chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới, bệnh nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm và được trang bị máy móc hiện đại. Một địa chỉ y tế chất lượng bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động, là nơi quy tụ của nhiều chuyên gia, bác sĩ đầu ngành như PGS.TS.BS Hoàng Thị Phượng, nguyên Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi thuộc Viện Phổi Trung ương, Phó chủ nhiệm Bộ môn Nội Khoa Y tại Đại học Y dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội và hiện đang là chuyên gia cao cấp tại Hệ thống Y tế MEDLATEC.

PGS TS Bác sĩ Hoàng Thị Phương - chuyên gia hô hấp tại Hệ thống Y tế MEDLATEC

Bên cạnh đó, tại MEDLATEC, hệ thống cơ sở vật chất cũng được đánh giá cao bởi tính đồng bộ và hiện đại như:

- Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP.

- Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như máy chụp X - quang, siêu âm, nội soi, máy chụp MRI, CT Scan,... được nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Thụy Sĩ,...

Chắc hẳn qua bài viết này các bạn đã nắm được các triệu chứng điển hình của hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp. Nếu phát hiện dấu hiệu nghi mắc, bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh biến chứng xấu xảy ra. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, điều trị tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BS Tuấn đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.