Các tin tức tại MEDlatec
Những triệu chứng giúp bạn nhận biết hen phế quản cấp tính
- 16/04/2021 | Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không và phòng ngừa bệnh thế nào?
- 04/04/2021 | Làm thế nào để phân biệt hen suyễn và COPD?
- 27/04/2021 | Thông tin, kiến thức tổng quan về bệnh hen phế quản
1. Những nguyên nhân gây bệnh hen phế quản cấp tính
Trước hết, chúng ta cần hiểu về tình trạng hen phế quản. Đây là bệnh phổ biến với 3 cơ chế:
- Viêm mạn tính đường thở: Người bệnh bị tổn thương mạn tính và gần như không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Cơn hen có thể dễ dàng tái phát sau nhiều năm khi sức đề kháng của bệnh nhân suy giảm hoặc có thể sớm tái phát trong trường hợp bệnh nhân phải tiếp xúc với những yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh.
Người bệnh ho nhiều khi làm việc gắng sức
- Tăng đáp ứng đường thở: Bệnh nhân sẽ bị tăng tiết nhầy, cơ trơn bị co thắt hoặc xuất hiện phù nề niêm mạc đường thở nếu tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, khi hít phải khói thuốc lá hoặc bị nhiễm khuẩn hô hấp.
- Tắc nghẽn đường thở: Trong trường hợp đường thở tăng đáp ứng, luồng khí thở ra sẽ có nguy cơ bị hạn chế vì thế người bệnh sẽ xuất hiện những cơn ho, tức ngực.
Có thể hiểu đơn giản như sau: Hen phế quản chính là khi đường thở của người bệnh trở nên mẫn cảm với những yếu tố môi trường. Tình trạng hen phế quản dễ dàng tái phát nhiều lần và xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng sớm hoặc đêm khuya. Nhưng những cơn hen phế quản cấp tính có thể tự hết. Nhưng điều này không có nghĩa là bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn tình trạng viêm mạn tính của đường thở vẫn tồn tại.
Tình trạng hen phế quản do nhiều nguyên nhân gây ra và dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:
Hen phế quản do dị ứng: Khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên, có thể kể đến như phấn hoa, bụi khi quét nhà, lông chó mèo hoặc ăn một số thực phẩm gây dị ứng như thịt bò, tôm, cua và một số loại hải sản khác,… Bên cạnh đó là một số loại thuốc như thuốc như aspirin,…. có thể gây ra tình trạng hen phế quản cấp.
Một số yếu tố gây kích thích như ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, những loại chất tẩy rửa, hoặc sự thay đổi độ ẩm cũng dễ dàng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Hen phế quản do vận động quá sức: Một số trường hợp bệnh nhân bị hen phế quản sau khi họ vận động quá sức.
Ngoài những nguyên nhân đã kể đến ở phía trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến căn bệnh này, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô hấp bởi virus parainfluenza, bị chứng trào ngược dạ dày, do một số loại thuốc,…
2. Triệu chứng giúp bạn nhận biết hen phế quản cấp tính
Ở mỗi trường hợp, triệu chứng bệnh có thể khởi phát rầm rộ hoặc có thể nghiêm trọng dần lên. Dưới đây là một số những biểu hiện thường gặp của bệnh:
Khó thở: Là biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này. Những dấu hiệu báo trước một cơn khó thở do hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi,… Bệnh nhân có cảm giác không đủ hơi để thở, không thở được. Kèm theo tình trạng khó thở là sự hốt hoảng, toát vã mồ hôi, bệnh nhân nói từng từ hoặc chỉ có thể nói được những câu rất ngắn, hơi thở ngắn,...
Bệnh nhân khó thở, nặng tức ngực
Khò khè: Khò khè nặng cả khi người bệnh hít vào và thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh. Tiếng khò khè thường đi liền với nhịp thở của người bệnh hen phế quản cấp tính.
Ho: Người bệnh ho nhiều và khi làm việc gắng sức hoặc vào nửa đêm và sáng sớm thì tình trạng ho sẽ nghiêm trọng hơn. Nhưng những cơn ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì thế, một số bệnh nhân chỉ có triệu chứng ho thì rất khó để nhận biết hen phế quản cấp tính.
Tức ngực: Khi bị hen phế quản, người bệnh luôn có cảm giác nặng tức ngực, nó cũng là một dấu hiệu khác của khó thở.
3. Hướng dẫn cách phòng ngừa cơn hen phế quản cấp tính
Để kiểm soát bệnh và phòng ngừa bệnh tốt, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
Nên hạn chế hoặc tốt nhất nên tránh xa những tác nhân làm tăng nguy cơ khởi phát những cơn hen. Những tác nhân này bao gồm: Khói thuốc lá, những loại hóa chất độc hại, có mùi nồng gắt, thói quen làm việc gắng sức, không giữ ấm cơ thể để nhiễm khí lạnh,…
Sử dụng thuốc đường hít theo đúng hướng dẫn
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe nói chung và cũng là tăng cường chức năng hoạt động của hệ hô hấp. Bên cạnh đó, người bệnh cần dành chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Xử trí đúng khi có cơn hen cấp tính: sử dụng thuốc đường hít theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất: Đây là cách bơm thuốc vào đường hô hấp bằng bình hít bột khô và giúp người bệnh được cải thiện triệu chứng trong khoảng 2 đến 5 phút. Khi có triệu chứng, bệnh nhân nên dùng thuốc sớm, nếu càng để lâu thì sẽ càng khó cắt cơn hen hơn.
Trong trường hợp thuốc xịt không mang lại nhiều tác dụng, bệnh nhân nên đến bệnh viện chuyên khoa để được khám và tư vấn điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Đi khám khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh hen phế quản cấp tính có thể khiến bệnh nhân gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp hay xẹp phổi,… Lời khuyên cho bạn là nếu có biểu hiện bệnh, hãy đến khám tại những bệnh viện uy tín để được hỗ trợ điều trị sớm, giảm tối đa nguy cơ rủi ro sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý dành cho bạn. Với 25 năm gây dựng và phát triển, bệnh viện tự tin là một trong những đơn vị y tế uy tín hàng đầu miền Bắc. Đội ngũ bác sĩ của bệnh viện đều là những chuyên gia nhiều kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang lại chất lượng dịch vụ y tế hàng đầu đến với tất cả khách hàng.
Khi đến với MEDLATEC, bạn sẽ được phục vụ tận tình, các bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra, thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác, đồng thời tư vấn đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, hiệu quả nhất để kiểm soát tốt tình trạng hen phế quản.
Hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!