Các tin tức tại MEDlatec
Những vấn đề nên biết về xét nghiệm pap
- 08/02/2020 | Xét nghiệm PAP trợ thủ đắc lực trong tầm soát ung thư cổ tử cung
- 30/05/2020 | Những thông tin về xét nghiệm PAPP-A phụ nữ mang thai nên biết
- 19/08/2024 | Xét nghiệm PAP và HPV bao nhiêu tiền? Thực hiện ở đâu?
- 22/08/2024 | Xét nghiệm PAP - Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay
1. Xét nghiệm PAP: mục đích và đối tượng thực hiện
1.1. PAP là xét nghiệm gì?
PAP là xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung được thực hiện bằng cách dùng kính hiển vi để quan sát tế bào cổ tử cung. Tên của xét nghiệm xuất phát từ tên của nhà khoa học - bác sĩ Georgios Papanikolaou - người phát triển xét nghiệm này.
PAP là một trong các xét nghiệm thường dùng để sàng lọc ung thư cổ tử cung
1.2. Mục đích của xét nghiệm PAP
Xét nghiệm PAP được thực hiện với mục đích:
- Tìm kiếm sự thay đổi bất thường của tế bào cổ tử cung để giúp bác sĩ có căn cứ đưa ra kết luận khẳng định ung thư cổ tử cung. Sự biến đổi này gồm:
+ Cấp độ thấp: tổn thương trong tương lai gần ít có nguy cơ tiến triển ung thư.
+ Cấp độ cao: tổn thương có nguy cơ tiến triển ung thư cao.
+ Tế bào tuyến không điển hình: bất thường tế bào cần tiến hành kiểm tra chuyên sâu.
+ Ung thư biểu mô tuyến hoặc tế bào vảy: khả năng ung thư phụ thuộc vào tế bào không điển hình và cần thực hiện kiểm tra chuyên sâu.
- Tìm kiếm tế bào biến đổi hình thái do nhiễm virus HPV - yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Sàng lọc ung thư cổ tử cung qua xét nghiệm PAP là cách phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư, tăng cơ hội điều trị khỏi bệnh lên 90%. Để đạt hiệu quả sàng lọc cao nhất, nên kết hợp xét nghiệm này với xét nghiệm HPV.
1.3. Những ai nên xét nghiệm PAP?
Phụ nữ ở độ tuổi 21 - 65 được khuyến cáo nên tiến hành xét nghiệm PAP định kỳ, cụ thể:
- Nữ giới trong độ tuổi 21 - 29: nên xét nghiệm PAP 3 năm/lần.
- Phụ nữ trong độ tuổi 30 - 65: xét nghiệm PAP 5 năm/lần nếu đã làm đồng thời 2 xét nghiệm Pap HPV cho kết quả âm tính. Nếu không làm xét nghiệm HPV thì nên làm xét nghiệm PAP 3 năm/lần.
2. Đọc kết quả xét nghiệm PAP như thế nào?
Bác sĩ dùng kính hiển vi để quan sát tế bào cổ tử cung khi thực hiện xét nghiệm PAP
Đây là trường hợp không tìm thấy thay đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung được đưa đi xét nghiệm. Tùy vào tiền sử bệnh và độ tuổi của người làm xét nghiệm mà bác sĩ sẽ tư vấn thời gian của lần xét nghiệm PAP kế tiếp. Nếu nữ giới đã xét nghiệm HPV có kết quả bình thường thì có thể đợi 5 năm sau mới cần làm lại PAP.
- Kết quả không rõ
Có thể do mẫu xét nghiệm không đủ tế bào, chất nhầy che khuất tế bào hoặc tế bào tụ lại với nhau. Thông thường, người bệnh sẽ được tư vấn làm lại xét nghiệm.
- Kết quả bất thường
Tìm thấy thay đổi bất thường trong tế bào cổ tử cung. Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm chuyên sâu để bác sĩ có căn cứ đưa ra chẩn đoán xác định về bệnh ung thư cổ tử cung. Thông thường, tế bào cổ tử cung bất thường khi:
+ Tế bào vảy bất thường nhẹ và không đáp ứng đủ tiêu chí đối với tế bào tiền ung thư.
+ Tổn thương nội biểu mô vảy cho thấy thay đổi tế bào ung thư.
Kết quả xét nghiệm PAP bất thường không đủ căn cứ để khẳng định người làm xét nghiệm bị ung thư. Có nhiều yếu tố tác động gây nên tính bất thường của kết quả nhận được trong đó có trường hợp chất lượng bệnh phẩm kém hoặc do nhiễm trùng cổ tử cung.
Nếu bác sĩ nhận thấy kết quả PAP chưa đủ căn cứ để đưa ra kết luận, người bệnh có thể sẽ được chỉ định sinh thiết tế bào cổ tử cung. Trong trường hợp phát hiện ung thư, tùy theo mức độ của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Thực hiện PAP định kỳ chính là giải pháp tầm soát hiệu quả bệnh ung thư cổ tử cung. Phát hiện sớm dấu hiệu ung thư để điều trị có thể giúp chữa khỏi bệnh.
3. Quy trình xét nghiệm PAP và một số lưu ý
3.1. Quy trình thực hiện xét nghiệm PAP
Để tiến hành xét nghiệm PAP cần trải qua quy trình gồm các bước:
- Bước 1: bác sĩ đưa dụng cụ mỏ vịt vào âm đạo nữ giới để kiểm tra cổ tử cung và dùng tăm bông vô khuẩn thu thập tế bào ở cổ ngoài và cổ trong của tử cung.
- Bước 2: tế bào thu thập được phết trên lam kính và đưa đến phòng xét nghiệm để quan sát dưới kính hiển vi tìm kiếm sự bất thường.
- Bước 3: kết quả xét nghiệm được gửi tới người bệnh và được bác sĩ giải thích cụ thể.
Mẫu tế bào cổ tử cung được phết trên lam kính để làm xét nghiệm PAP
3.2. Trước khi xét nghiệm PAP nên lưu ý
Xét nghiệm PAP được khuyến cáo không nên thực hiện khi nữ giới đang trong kỳ kinh. Tốt nhất nên làm xét nghiệm này vào 5 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh.
Trước khi thực hiện PAP 2 - 3 ngày, nữ giới cần tránh một số yếu tố ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả xét nghiệm:
- Không dùng chất tiêu diệt tinh trùng.
- Không dùng kem bôi âm đạo.
- Kiêng quan hệ tình dục.
- Không dùng băng vệ sinh.
- Không dùng chất khử mùi ở âm đạo.
- Không dùng thuốc tránh thai.
Không phải mọi loại thuốc tránh thai đều ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm nhưng nếu đã sử dụng, tốt nhất nữ giới nên thông báo với bác sĩ về loại thuốc mà mình đã dùng để bác sĩ cân nhắc có nên làm xét nghiệm hay không.
Nữ giới bị viêm nhiễm âm đạo cần được điều trị khỏi bệnh rồi mới tiến hành xét nghiệm PAP.
Xét nghiệm PAP được thực hiện tương đối đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Hệ thống Y tế MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế là địa chỉ uy tín để khách hàng yên tâm thực hiện xét nghiệm này. Quý khách hàng có nhu cầu xét nghiệm PAP chỉ cần liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, tổng đài viên giúp quý khách xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!