Các tin tức tại MEDlatec
Ợ nóng có nguyên nhân do đâu và cách giảm chứng ợ nóng tại nhà
- 28/06/2021 | Bác sĩ giải đáp: Ợ chua có phải dấu hiệu mang thai không?
- 06/05/2021 | Góc tư vấn: Trào ngược dạ dày nên ăn gì để mau khỏi bệnh?
- 02/07/2021 | Viêm họng trào ngược nguy hiểm không và cách điều trị
1. Tìm hiểu về chứng ợ nóng
1.1. Ợ nóng là gì?
Ợ nóng thực chất là tình trạng khí hơi đi kèm với acid dạ dày trào ngược lên thực quản, acid có tính ăn mòn cao nên gây tổn thương, cảm giác khó chịu và nóng rát vùng ngực, xương ức. Ợ nóng thường xuất phát từ cơ trơn thực quản, sau đó lên lên vùng cổ họng và đôi khi xuất hiện ở cả sau mang thai. Sau khi ợ nóng, bệnh nhân thường cảm giác chua hoặc đắng miệng cho dịch vị dạ dày đọng lại.
Ợ nóng là triệu chứng tiêu hóa vô cùng khó chịu
1.2. Nguyên nhân dẫn đến ợ nóng
Ợ nóng thực tế không phải là bệnh lý, đây là triệu chứng của bệnh tiêu hóa hoặc vấn đề sức khỏe liên quan như:
Ợ nóng do ăn nhiều chất béo, ăn quá no
Ăn quá no hoặc tiêu thụ nhiều chất béo khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, thức ăn ứ đọng lâu trong dạ dày dễ sinh khí, tăng áp suất khi 1 phần hơi bị đẩy ra ngoài qua đường thực quản. Khí hơi này thường chứa acid dạ dày, khi đi qua thực quản và họng sẽ gây cảm giác nóng rát khó chịu.
Ợ nóng do ăn thực phẩm kích thích
Thực phẩm kích thích ở đây bao gồm thức uống có gas, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, trà đặc, trà bạc hà,… khiến dạ dày tiết acid nhiều hơn. Cùng với rối loạn tiêu hóa, nhất là ở những người cơ vòng thực quản giãn, khí hơi cùng acid dư thừa dễ dàng bị đẩy lên thực quản gây ợ nóng.
Uống bia rượu cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng ợ nóng
Ợ nóng do tác dụng phụ của thuốc
Tình trạng ợ nóng này có thể do thuốc điều trị, nhất là nhóm thuốc Glucocorticoid hoặc thuốc chống viêm nhóm NSAID là mỏng dịch nhầy dạ dày. Vì thế acid dịch vị có thể tiếp xúc niêm mạc dạ dày, kích thích hệ thần kinh chi phối co bóp dạ dày. Dạ dày bị rối loạn co bóp dễ khiến thức ăn và acid trào ngược lên thực quản, triệu chứng gặp phải là ợ nóng, ho, rát họng,…
Ợ nóng do tập luyện
Thói quen tập luyện như trồng cây chuối, gập bụng, đẩy tạ, chạy quá sức,… gây áp lực lớn cho vùng bụng, dạ dày bị ép nên acid dễ trào ngược lên thực quản.
Nếu nguyên nhân gây ợ nóng chỉ do thói quen ăn uống, sinh hoạt thì thường chứng bệnh này không kéo dài, sau khoảng 1 - 3 ngày nếu ngưng hoạt động gây kích thích thì triệu chứng cũng biến mất. Song nếu nguyên nhân do bệnh lý, ợ nóng còn kèm theo nhiều triệu chứng nguy hiểm, cần chẩn đoán và điều trị sớm.
Ợ nóng do viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày rất khó điều trị dứt điểm, đầu mút thần kinh cũng bị kích thích, rối loạn hoạt động dẫn đến dịch vị dạ dày và acid trào ngược gây ợ nóng.
Ung thư dạ dày
Ợ nóng có thể là 1 triệu chứng không đặc trưng của ung thư dạ dày, đi kèm với rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu, thường xuyên nôn, chảy máu dạ dày,…
Cẩn thận ợ nóng là triệu chứng ung thư dạ dày
Sỏi mật
Sỏi mật khiến quá trình tiết dịch mật bị rối loạn, thực phẩm cơ thể nạp vào không được tiêu hóa tốt gây ra tình trạng ợ nóng, trào ngược.
Trào ngược dạ dày, thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản gây ra triệu chứng ợ chua, tức ngực, nóng rát ở thực quản, đau ngực lan ra sau lưng,…
Ngoài ra, ợ nóng cũng có thể gặp ở phụ nữ mang thai khi thai nhi lớn gây sức ép cho vùng bụng, đây không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Như vậy, muốn giảm chứng ợ nóng thì cần tìm ra chính xác nguyên nhân và điều trị.
2. Các biện pháp giảm chứng ợ nóng tại nhà
Nếu ợ nóng do bệnh lý, bệnh nhân cần sớm đi khám và điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, khi bệnh được kiểm soát thì chứng ợ nóng mới thuyên giảm. Nếu nguyên nhân gây ợ nóng do thói quen ăn uống, sinh hoạt hay ở phụ nữ mang thai, hãy thay đổi các thói quen dễ gây kích thích dạ dày, áp dụng các biện pháp sau để làm giảm cảm giác khó chịu.
2.1. Nhai kẹo cao su
Nhai kẹo cao su sau bữa ăn được khuyến khích để loại bỏ mùi hôi khó chịu do thức ăn thừa bám, đồng thời làm giảm chứng ợ nóng, nhất là ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bạn bị chua miệng do acid trào ngược, nhai kẹo cao su cũng giúp miệng tiết nước bọt nhiều hơn, việc thanh thải acid diễn ra nhanh hơn, làm sạch răng miệng và giảm cảm giác khó chịu.
2.2. Không sử dụng các thực phẩm gây ợ nóng
Một số thực phẩm có khả năng tăng nguy cơ ợ nóng như cà phê, rượu, bạc hà, các thực phẩm chiên rán,... Nguyên nhân là do các thực phẩm này mấy thời gian để tiêu hóa, nằm lâu trong dạ dày và tăng nguy cơ trào ngược.
2.3. Nằm nghiêng sang bên trái
Ngay sau khi ăn, bạn nên nghỉ ngơi thư giãn song không nên nằm ngay, thức ăn chưa được tiêu hóa còn đọng lại trong dạ dày cùng với dịch vị dễ gây trào ngược và ợ nóng. Ngoài ra, khi đi ngủ, bạn nên nằm ở tư thế nghiêng về bên trái, vừa tốt cho tim vừa giúp giảm tình trạng trào ngược acid dạ dày.
Nằm nghiêng bên trái giúp giảm trào ngược và ợ nóng
Phương pháp này được khuyến cáo cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, sau thời gian nằm đúng tư thế, triệu chứng bệnh đã được cải thiện đáng kể.
2.4. Giảm cân
Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì và đang mắc chứng ợ nóng hay các chứng bệnh tiêu hóa khác, hãy giảm cân trở về mức cân nặng phù hợp. Cân nặng lớn chính là nguyên nhân khiến dạ dày phải chịu áp lực lớn hơn, cơ hoành thực quản dưới cũng dễ bị giãn khiến dịch vị dạ dày bị rò rỉ, trào ngược lên thực quản.
Tình trạng thoát vị hành không chỉ gặp ở người béo phì mà phụ nữ mang thai cũng gặp tình trạng tương tự.
Với những cách đơn giản trên, chứng ợ nóng sẽ được cải thiện nếu bạn thực hiện tốt. Song nếu giảm chứng ợ nóng không hiệu quả, hãy đi khám và điều trị nướu do nguyên nhân bệnh lý để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hàng ngày đã tiếp nhận và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị ợ nóng, ợ hơi, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Khoa có cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến các bệnh lý đường tiêu hóa như:
-
Nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng với 4 dàn máy CV 170 - là một trong hệ thống nội soi hiện đại nhất bây giờ.
-
Làm test HP qua hơi thở.
-
Các thủ thuật như tiêm cầm máu, cắt polyp, lấy dị vật đường tiêu hóa.
-
Xét nghiệm đa dạng các bệnh và tầm soát ung thư.
Để được tư vấn thêm từ các bác sĩ Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, liên hệ 1900 56 56 56 ngay hôm nay.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!