Các tin tức tại MEDlatec
Phòng tránh ung thư dạ dày bằng những cách nào?
- 01/03/2024 | Chướng bụng có phải biểu hiện ung thư dạ dày?
- 01/03/2024 | Người bị ung thư dạ dày nên lưu ý gì trong chế độ ăn
- 01/02/2024 | Tầm soát ung thư dạ dày: Thực hiện khi nào và ở đâu?
- 28/08/2024 | Ung thư dạ dày giai đoạn sớm có điều trị được không? 7 dấu hiệu nhận biết sớm nhất
- 15/10/2024 | Ung thư dạ dày và 5 câu hỏi thường gặp
1. Những đối tượng có nguy cơ cao với bệnh ung thư dạ dày
Hiện nay, có rất nhiều loại ung thư chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh chính xác, trong đó bao gồm ung thư dạ dày. Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh. Tuy nhiên, những đối tượng có nguy cơ cao thì nên chú trọng hơn đến việc tầm soát và phòng tránh ung thư dạ dày. Cụ thể là những trường hợp sau đây:
Ung thư dạ dày có thể gây tử vong nếu phát hiện muộn
- Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh nhưng tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
- Trước đây những trường hợp mắc ung thư dạ dày thường trong độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi, nhưng hiện nay, có rất nhiều ca bệnh là người trẻ tuổi. Điều này cho thấy ung thư dạ dày đang có xu hướng trẻ hóa.
- Thói quen ăn uống không khoa học cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Đặc biệt là người thường xuyên ăn mặn, ăn đồ nướng, chiên xào, đồ lên men, đồ hun khói,…
- Các trường hợp mắc các bệnh về đường tiêu hóa chẳng hạn mắc bệnh viêm loét dạ dày lâu năm, đã từng phải phẫu thuật dạ dày, người bị nhiễm vi khuẩn HP,… cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những đối tượng khác.
- Di truyền: Bệnh ung thư dạ dày có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị nhiễm bệnh, thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, do đó cần chú trọng hơn đến việc tầm soát bệnh.
Nếu bị dạ dày thì cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng ung thư
- Các trường hợp bị tăng sản hay polyp tuyến dạ dày, dị sản ruột tại dạ dày,… cũng nên ung thư dạ dày.
- Những người thừa cân béo phì cũng có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có trọng lượng vừa phải.
- Người thường xuyên bị căng thẳng, gặp nhiều áp lực cũng có nguy cơ cao bị viêm loét và ung thư dạ dày. Trường hợp người đang bị dạ dày thì những áp lực, căng thẳng có thể là một trong nguyên nhân khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Hút thuốc lá: Đây là thói quen xấu, gây ra rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt, những chất độc hại trong khói thuốc lá còn có thể gây tổn thương đến các cơ quan tiêu hóa. Do đó, nhóm người thường xuyên hút thuốc lá cũng chính là những trường hợp có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
2. Phòng tránh ung thư dạ dày bằng những phương pháp nào?
Dưới đây là những cách phòng tránh ung thư dạ dày rất đơn giản, hiệu quả cao mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện:
- Tầm soát ung thư dạ dày: Nếu như bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh thì tầm soát ung thư dạ dày là việc rất nên làm. Bằng phương pháp này, bạn có thể phát hiện bệnh từ rất sớm, mặc dù cơ thể chưa có những biểu hiện bất thường. Từ đó, điều trị bệnh kịp thời và phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Qua những buổi tầm soát ung thư dạ dày, bác sĩ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa tốt hơn, phòng bệnh hiệu quả hơn.
Nội soi dạ dày để tầm soát bệnh
- Đi khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường: Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày dễ bị nhầm lẫn vì nó gây ra những triệu chứng tương tự với các bệnh thông thường về đường tiêu hóa. Do đó, bạn cần lắng nghe cơ thể, không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường dù là nhỏ nhất.
Nếu thấy cơ thể xuất hiện một số triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám sớm:
+ Đầy bụng, ợ chua, ợ nóng, nhất là sau khi ăn.
+ Chán ăn.
+ Sụt cân nhiều và chỉ trong một thời gian ngắn nhưng không rõ nguyên nhân.
+ Buồn nôn, thậm chí nôn ra máu.
+ Phân có màu bất thường.
- Cần điều trị dứt điểm một số bệnh lý về dạ dày: Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh về dạ dày thì không nên chủ quan. Cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để có thể điều trị bệnh khỏi dứt điểm. Việc lạm dụng thuốc, tự ý dừng thuốc khi thấy triệu chứng đã giảm,… có thể khiến cho việc điều trị bệnh khó khăn hơn.
- Duy trì chế độ ăn khoa học, lành mạnh: Thói quen ăn uống khoa học có thể khiến dạ dày của bạn bị tổn thương nghiêm trọng và tăng nguy cơ ung thư. Ngược lại, nếu bạn duy trì một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cơ thể của bạn khỏe mạnh hơn và có thể phòng tránh ung thư dạ dày. Dưới đây là lời khuyên cụ thể cho bạn:
+ Không nên ăn những món ăn quá mặn, những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, các thực phẩm chế biến sẵn, tránh xa các thực phẩm lên men, thực phẩm cay nóng, hạn chế uống bia rượu và hút thuốc lá.
+ Tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt cho dạ dày, đặc biệt nên ưu tiên bổ sung các loại vitamin từ rau xanh và trái cây.
+ Chú ý ăn đúng bữa, không nên bỏ bữa, ăn đúng giờ và thực hiện ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực cho dạ dày.
Ăn uống lành mạnh để phòng ngừa bệnh
- Thường xuyên vận động thể chất, tập thể dục mỗi ngày để kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe, phòng tránh ung thư dạ dày cũng như rất nhiều loại bệnh tật khác.
- Kiểm soát căng thẳng, luôn vui tươi lạc quan để tăng cường sức khỏe và góp phần phòng tránh bệnh ung thư dạ dày.
- Không nên tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại. Nếu do đặc thù công việc, bạn cần lưu ý mặc đồ bảo hộ trong suốt quá trình làm việc để bảo vệ sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn phòng tránh ung thư dạ dày hiệu quả. Nếu có nhu cầu thăm khám, tầm soát ung thư dạ dày, bạn có thể lựa chọn Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC là cơ sở y tế mà bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng dịch vụ. Đây là nơi quy tụ các bác sĩ đầu ngành, được đầu tư hệ thống máy móc công nghệ cao, đặc biệt Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC là đơn vị đầu tiên nhận 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP (Hoa Kỳ).
Để đặt lịch thăm khám và tư vấn sức khỏe, quý khách hàng vui lòng, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!