Các tin tức tại MEDlatec
Quả vải: những giá trị sức khỏe chưa phải ai cũng biết
- 27/07/2024 | 6 lợi ích của quả mâm xôi
- 02/08/2024 | Giải đáp trong 1 quả chuối bao nhiêu calo và lợi ích khi ăn chuối
- 05/08/2024 | Vì sao quả bòn bon được ví như vị thuốc quý đối với sức khỏe
1. Giá trị dinh dưỡng trong quả vải
82% quả vải là nước. Tuy nhiên, 100g vải thiều tươi lại chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng: 66 calo, 16.5 carbs, 0.8g protein, 15.2g đường, 0.4g chất béo, 1.3g chất xơ,... cũng các thành phần khoáng chất và vitamin như: kali, đồng, vitamin C, chất chống oxy hóa rutin và epicatechin,...
Vải không chỉ giàu nước mà còn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể
2. Lợi ích gì cho sức khỏe khi bổ sung dinh dưỡng từ quả vải?
Ăn quả vải với hàm lượng vừa phải giúp mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe:
2.1. Ngừa ung thư
Các dạng hợp chất phenolic chống oxy hóa và thành phần vitamin C trong quả vải có thể ngăn ngừa nguy cơ phá huỷ tế bào do gốc tự do, hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, độc tố trong cơ thể,... Điều này có thể giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Thịt của quả vải chứa flavonoid có đặc tính kháng ung thư rất tốt. Ngoài ra, cũng đã có nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng, vỏ của thức quả này có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú.
2.2. Tăng miễn dịch
Với thành phần vitamin C dồi dào, quả vải có thể giúp tăng miễn dịch để cơ thể chống lại nguy cơ bệnh lý và kích thích sản sinh tế bào bạch cầu chống lại tác hại của quá trình oxy hoá. Ăn vải thiều có thể ngăn ngừa cảm lạnh.
Vitamin C từ quả vải cải thiện miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch
2.3. Phòng ngừa đột quỵ
Thành phần natri và cholesterol từ quả vải tuy có hàm lượng không cao nhưng cũng là yếu tố góp phần ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm nguy cơ đột quỵ,... Vitamin C cao từ thức quả này có thể ngăn ngừa hình thành mảng bám là nguyên nhân gây nên đột quỵ và bệnh lý tim mạch.
2.4. Tăng cholesterol HDL
Niacin từ quả vải có thể điều chỉnh quá trình tổng hợp cholesterol, tăng cholesterol HDL và giảm chất béo trung tính có hại. Đây cũng là những thành phần giúp làm giảm cholesterol LDL trong máu.
2.5. Tốt cho trao đổi chất
Quả vải có thể đóng vai trò như chất xúc tác cho các enzyme trong cơ thể. Nhờ vậy mà tốc độ đồng hóa đạm, lipid và carbohydrate từ thực phẩm vào cơ thể được tăng lên. Mặt khác, quả vải cũng kích thích cảm giác thèm ăn và sự trao đổi chất để cơ thể có được trọng lượng hợp lý.
2.6. Ngăn ngừa táo bón và giảm chuột rút
Ăn vải là một cách cung cấp chất xơ cho cơ thể. Nhờ nguồn chất xơ này mà hoạt động ruột trở nên mượt mà hơn, nguy cơ táo bón được giảm thiểu.
Thành phần nước và kali trong vải thiều có thể tăng sức mạnh cho cơ bắp. Vì thế, những người hay bị chuột rút cơ bắp do thiếu nước nếu bổ sung vải vào chế độ ăn có thể phòng ngừa được nguy cơ này.
2.8. Bổ sung nước
82% quả vải là nước nên đây chính là nguồn bổ sung nước, giúp làm dịu cơn khát trong ngày hè oi ả. Ăn vải thiều là cách giúp bổ sung nước và điện giải cho cơ thể.
3. Cách sử dụng và bảo quản quả vải
3.1. Cách sử dụng quả vải
Có rất nhiều cách dùng quả vải mà bạn có thể sử dụng để đa dạng sự lựa chọn cho thực đơn của mình:
- Ăn tươi: đây là lựa chọn tuyệt vời để có thể thưởng thức quả vải ngay lập tức mà không mất nhiều thời gian và công sức chế biến.
- Sinh tố hoặc nước ép: quả vải xay nhuyễn làm sinh tố hoặc ép nước để uống sẽ giúp bạn có được ly nước uống thơm ngon, bổ dưỡng trong mùa hè.
- Món tráng miệng: thạch, kem, chè vải,... là món tráng miệng hấp dẫn, mát lành.
- Chế biến làm món ăn trong bữa chính: gỏi vải, vải xào cùng thịt,... rất dễ chế biến, vừa tăng hương vị vừa đa dạng thực đơn cho bữa ăn gia đình.
3.2. Cách bảo quản quả vải
Khi chọn mua vải, bạn nên chọn những quả có vỏ màu đỏ tươi, không bị nứt nẻ hay có dấu hiệu hỏng. Vải bảo quản ngăn mát tủ lạnh sẽ có độ tươi ngọt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho quả vải vào trong túi hoặc hộp kín rồi bảo quản ở điều kiện 0 - 4 độ C của tủ lạnh để sử dụng sau này.
Nên chọn quả vải tươi,đỏ và căng mọng để đảm bảo hương vị ngon nhất
4. Lưu ý khi ăn vải trong mùa nóng
Quả vải có tính nóng cao nhưng lại rất giàu muối khoáng, vitamin, axit hữu cơ và đường. Để giảm thiểu nguy cơ nóng trong do ăn vải bạn có thể lưu ý một số vấn đề như:
- Uống chút nước muối, trà thảo dược, chè đậu xanh,... trước khi ăn vải.
- Dùng vỏ và lá vải tươi nấu nước uống sau khi ăn vải.
- Trước khi ăn quả vải 1 giờ nên ngâm thức quả này trong nước muối loãng.
- Mỗi lần ăn không quá 5 quả vải thiều và nên ăn nhiều lần trong ngày.
- Nên hạn chế ăn vải thiều đối với các trường hợp:
+ Bị tiểu đường: vải giàu đường nên khi ăn dễ gây cảm giác no, khó tiếp nhận thêm thực phẩm khác, gan không chuyển hóa hết fructose dễ làm tăng đường huyết đột ngột.
+ Người thân nhiệt, nóng máu: quả vải có tính nóng và hàm lượng đường cao nên khi ăn có thể gây nhiệt miệng, khó chịu, nóng bức, mụn nhọt,...
+ Thai phụ: dễ gây tiểu đường thai kỳ, đau rát lưỡi họng,...
- Không nên ăn vải khi đói để tránh dư đường, đầy hơi.
- Nếu bị mọc mụn, mẩn ngứa,... khi ăn vải thì nên dừng lại.
Quả vải là loại trái cây nhiệt đới vừa ngon miệng vừa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng thức quả này cần lưu ý để tiêu thụ và bảo quản đúng cách, điều này sẽ giúp bạn nhận được tối đa từ lợi ích mà quả vải mang lại.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!