Các tin tức tại MEDlatec
Rối loạn chức năng vỏ não - nguyên nhân gây suy nhược thần kinh
Bài viết lặp 30%, CTV sửa bài
Rối loạn chức năng vỏ não - nguyên nhân gây suy nhược thần kinh
Vỏ não là bộ phận quan trọng của hệ thần kinh, có nhiệm vụ ghi nhớ, nhận biết, điều khiển các chức năng của cơ thể,... Vì thế, khi rối loạn chức năng vỏ não người bệnh không chỉ gặp các vấn đề về trí nhớ mà còn gặp phải nhiều hệ lụy về thể chất và tinh thần.
1. Vỏ não là gì, có chức năng như thế nào?
Các nếp cuộn gấp bên ngoài bề mặt não bộ chính là vỏ não. Vỏ não có nhiều phần khác nhau, mỗi phần đảm nhận từng chức năng riêng:
- Nhận biết tín hiệu về cảm giác, nghe, nhìn,... từ môi trường bên ngoài.
- Tạo ra tư duy để lên kế hoạch và giải quyết vấn đề.
- Tạo nên và lưu trữ ký ức.
- Điều khiển mọi chức năng tự động trong cơ thể.
Vị trí vỏ não trong não bộ
2. Suy nhược thần kinh do rối loạn chức năng vỏ não - nguyên nhân và cách khắc phục
2.1. Rối loạn chức năng vỏ não - một trong các nguyên nhân gây suy nhược thần kinh
Khi các vùng bên dưới vỏ não phải hoạt động quá mức bình thường và rối loạn chức năng vỏ não sẽ xảy ra tình trạng suy nhược thần kinh. Điều này khiến cho quá trình nghỉ ngơi và hồi phục của cơ thể không diễn ra như bình thường được, kết quả là sự xuất hiện của đau đầu, mệt mỏi, trầm cảm,...
Suy nhược thần kinh khác với suy nhược cơ thể vì nó là xuất phát từ vấn đề tâm lý. Suy nhược cơ thể là kết quả của tình trạng suy giảm sức khỏe kéo dài. Tránh nhầm lẫn hai bệnh này sẽ giúp việc điều trị bệnh sớm đạt hiệu quả như mong muốn.
2.2. Nguyên nhân suy nhược thần kinh
Các vấn đề như: stress, lo âu, chịu áp lực, gặp vấn đề về tâm lý,... thường xuyên tái diễn là những yếu tố gây suy nhược thần kinh. Kéo dài tình trạng này sẽ gây suy nhược thần kinh mạn tính, thậm chí người bệnh còn bị trầm cảm.
2.3. Hậu quả của suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh không gây nguy hiểm cho sự sống nhưng lại gây nên nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe tinh thần, thể chất và đời sống của người bệnh:
Những hệ lụy gặp phải khi bị suy nhược thần kinh trong thời gian dài
- Hội chứng kích thích suy nhược: người bệnh sẽ rất dễ cảm thấy khó chịu hoặc bị kích thích trước những âm thanh nhỏ. Không những thế, họ còn trải qua cơn đau đầu trên 5 tháng, thường xuyên mệt mỏi và không có dấu hiệu cải thiện mệt mỏi dù đã được nghỉ ngơi.
- Nhức đầu: bị đau nhức âm ỉ ở đỉnh đầu, trán, thái dương. Cơn đau đầu thường đến đột ngột và kéo dài nhiều giờ liền, có khi đau cả ngày. Nếu người bệnh trải qua xúc động mạnh hay mệt mỏi thì cơn đau đầu sẽ tăng lên nhưng khi được ngủ thì cơn đau đầu sẽ giảm.
- Ngủ kém, mất ngủ: người bị suy nhược thần kinh thường hay nằm mơ, ngủ không sâu giấc hoặc không thể ngủ được. Khi đi ngủ, nếu có sự tác động của âm thanh hay ánh sáng thì giấc ngủ đến với họ rất khó khăn. Điều này khiến cho sau khi ngủ dậy họ thường bị uể oải, mệt mỏi, chân tay bủn rủn. Mất ngủ do căng thẳng thần kinh khiến cho người bệnh buồn ngủ vào ban ngày nhưng lại không thể ngủ được, cuộc sống và công việc vì thế cũng chịu ảnh hưởng.
- Gặp các vấn đề về thần kinh: mỏi vai gáy, đau cột sống, đau buốt xương sống, rối loạn cảm giác, chóng mặt, rối loạn giác quan,... là những triệu chứng mà người bị suy nhược thần kinh rất dễ gặp phải.
- Rối loạn nội tạng và rối loạn thực vật: tụt huyết áp, mạch không đều, đau tim, đánh trống ngực, thân nhiệt không ổn định, liệt dương, tăng tiết mồ hôi, chu kỳ kinh rối loạn,...
- Triệu chứng về tâm thần: người bệnh bị rối loạn cảm xúc nên thường xuyên cảm thấy lo âu, hồi hộp, xúc động, khí sắc kém,... Tất cả biểu hiện này sẽ làm giảm sút chất lượng công việc, học tập của người bệnh.
2.4. Biện pháp khắc phục chứng suy nhược thần kinh
Hầu hết các trường hợp rối loạn chức năng vỏ não gây suy nhược thần kinh đều có căn nguyên từ lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, dùng chất kích thích, uống bia rượu, bị căng thẳng quá độ mà không được giải tỏa, ăn quá nhiều chất béo, nghỉ ngơi không khoa học,... Vì thế, biện pháp khắc phục hiệu quả nhất chính là thay đổi lối sống hàng ngày.
Bệnh nhân có triệu chứng suy nhược thần kinh kéo dài nên khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách khắc phục hiệu quả
Để có được lối sống khoa học, tích cực, người bệnh cần lên kế hoạch cụ thể trong công việc, nghỉ ngơi, dinh dưỡng và luyện tập. Tìm cách kiểm soát cảm xúc, thư giãn tinh thần cũng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng suy nhược thần kinh.
Trong cuộc sống hàng ngày, người bệnh nên cố gắng tránh hoặc giảm thiểu các nhân tố tác động gây căng thẳng nơi làm việc, trong gia đình bằng cách tâm sự, chia sẻ với người thân về vấn đề đang xảy đến với mình. Cách làm này sẽ giúp tránh được tình trạng dồn nén cảm xúc và sự mệt mỏi về tinh thần.
Trường hợp sức khỏe đang gặp vấn đề thì thăm khám bác sĩ là cách tốt nhất để được đánh giá đúng và biết cách điều trị hiệu quả những vấn đề đó. Không nên vì tâm lý sợ hãi mà trốn tránh bệnh tật, không hợp tác điều trị vì điều này sẽ càng gây nên hệ lụy nghiêm trọng hơn cho sức khỏe, dẫn đến nhiều rối loạn trong cơ thể.
Người bị suy nhược thần kinh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định đơn thuốc phù hợp. Việc tự ý dùng thuốc, nhất là thuốc an thần rất dễ dẫn đến lạm dụng thuốc từ đó gây nên nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Ngoài ra, người bệnh cũng không nên cố tạo áp lực cho mình phải vượt qua một mục tiêu nào đó quá sức vì hệ lụy khi không đạt được mục tiêu chính là chán nản, buồn phiền, thất vọng,... Tất cả trạng thái tâm lý đó đều tiềm ẩn nguy cơ suy nhược thần kinh.
Mong rằng nội dung bài viết trên đây đã giúp quý khách hiểu thêm về chức năng của vỏ não và tình trạng rối loạn chức năng vỏ não gây suy nhược thần kinh. Nếu có dấu hiệu và cần được chẩn đoán đúng suy nhược thần kinh để có phương hướng khắc phục tốt nhất, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ Chuyên khoa Thần kinh của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
BS Thanh Tuấn đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!