Các tin tức tại MEDlatec

Rối loạn chuyển hóa tinh bột có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị ra sao?

Ngày 31/05/2022
Tinh bột là một trong các nhóm chất vô cùng quan trọng, là nguồn tạo ra năng lượng cho cơ thể. Do đó, nếu có bất thường nào xảy ra trong quá trình chuyển hóa tinh bột sẽ có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng rối loạn chuyển hóa tinh bột trong cơ thể.

1. Rối loạn chuyển hóa tinh bột là gì?

1.1. Tinh bột là gì?

Tinh bột chính là một loại carbohydrate và có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Khi đi vào cơ thể và trải qua quá trình tiêu hóa, tinh bột sẽ được phân hủy thành glucose và theo máu đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho tất cả các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và não. Tinh bột cũng là nguồn cung cấp lượng calories chủ yếu cho cơ thể và hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Tinh bột có nhiều trong các loại hạt

Trung bình mỗi ngày, chúng ta cần từ 202g đến 292g tinh bột. Một số thực phẩm có chứa nhiều tinh bột là các loại hạt, các loại trái cây, rau củ và sữa,… Tinh bột được chia làm 2 dạng là tình bột có thể tiêu hóa và tinh bột không thể tiêu hóa. Trong đó:

- Tinh bột có thể tiêu hóa là dạng tinh bột chuyển hóa thành những dưỡng chất mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Dạng tinh bột này có thể chia nhỏ thành:

+Loại tinh bột được cơ thể biến đổi và hấp thu.

+Loại tinh bột được vi sinh vật tiêu hóa: Là loại tinh bột mà hệ tiêu hóa không thể biến đổi mà cần nhờ đến các vi sinh vật đường ruột biến đổi, chuyển hóa để cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.

- Tinh bột không thể tiêu hóa: Đây chính là chất xơ mà cơ thể không thể hấp thụ được nhưng vẫn rất cần thiết vì nó có lợi cho đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, từ đó cơ thể hấp thụ các chất dưỡng chất khác một cách dễ dàng. Hơn nữa, những thực phẩm giàu chất xơ như các loại trái cây, những loại rau củ,… lại thường có nhiều vitamin và khoáng chất mang đến nhiều lợi ích sức khỏe.

1.2. Rối loạn chuyển hóa tinh bột là gì?

Tình trạng rối loạn chuyển hóa tinh bột xảy ra do tinh bột không thể chuyển hóa và có liên quan mật thiết đến quá trình chuyển hóa glucose, từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe rất đáng lo ngại. Có thể phân loại như sau:

- Rối loạn không chuyển hóa tinh bột thành đường: Trong quá trình chuyển hóa tinh bột xảy ra ứ đọng glycogen tại gan, lá lách, phổi, thận. Tình trạng này thường xuất phát từ rối loạn di truyền.

- Rối loạn chuyển hóa đường: Tình trạng này được đánh giá phổ biến hơn và nguyên nhân cũng xuất phát từ gen di truyền. Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa tinh bột mà các carbohydrate được phân giải từ tinh bột không được cơ thể hấp thu như bình thường.

Một số bệnh lý di truyền có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này là rối loạn chuyển hóa fructose, rối loạn chuyển hóa pyruvate, ứ galactose trong máu, bệnh tiểu đường,… Trong đó, bệnh tiểu đường là một loại rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất, rất khó kiểm soát và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

2. Triệu chứng của bệnh rối loạn chuyển hóa tinh bột

Tình trạng rối loạn chuyển hóa tinh bột thường do di truyền và rất khó để chẩn đoán cũng như chữa trị bệnh. Hơn nữa, các triệu chứng bệnh lại đa dạng và không điển hình, dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Do đó, bạn không nên chủ quan với bất cứ sự thay đổi nào trong cơ thể, dù là nhỏ nhất.

Chướng bụng đầy hơi do rối loạn chuyển hóa tinh bột

Dưới đây là một số triệu chứng bệnh có thể gặp phải:

  • Bệnh nhân có biểu hiện đầy hơi, chướng bụng.

  • Hay buồn nôn hoặc nôn.

  • Thường xuyên bị tiêu chảy.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

  • Hay bị đau thắt bụng.

  • Nghiêm trọng hơn là dấu hiệu li bì, lú lẫn.

Tình trạng rối loạn chuyển hóa có thể gây ra những biến chứng khác nhau tùy thuộc vào dạng rối loạn và mức độ tiến triển của bệnh. Ứ đọng glycogen tại các cơ quan khác nhau trong cơ thể có nguy cơ dẫn đến những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng khác nhau, nhất là tình trạng thiếu máu, gan to, xơ gan và một số vấn đề sức khỏe khác như:

+ Toan hóa máu, toan hóa niệu.

+ Tăng azote trong máu.

+ Hạ đường máu.

+ Tình trạng co giật, hôn mê.

+ Gây suy thận.

3. Phương pháp điều trị rối loạn chuyển hóa tinh bột

Hiện tại, phương pháp để chẩn đoán bệnh được áp dụng nhiều nhất là xét nghiệm gene. Bên cạnh đó là các xét nghiệm enzyme để giúp xác định số lượng bị thiếu hụt, từ đó định hướng chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Thay đổi chế độ ăn để cải thiện triệu chứng bệnh

Mục tiêu điều trị đó là giúp người bệnh cải thiện triệu chứng và đưa ra những khuyến cáo hữu ích giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng sống. Cụ thể như sau:

- Bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng. Khuyến cáo bệnh nhân nên ăn những thực phẩm gì, tránh ăn những thực phẩm gì để hạn chế triệu chứng bệnh. Tùy vào các trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra những thực phẩm cụ thể mà bệnh nhân nên dùng và nên tránh.

- Với các trường hợp nghiêm trọng, khi đã áp dụng theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt nhưng vẫn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị đặc hiệu. Những loại thuốc này có thể giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, phù hợp với những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm.

Nên đi khám sớm để được điều trị rối loạn chuyển hóa tinh bột kịp thời

Bệnh rối loạn chuyển hóa tinh bột là bệnh hiếm gặp, rất khó chẩn đoán, điều trị và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị theo phương pháp phù hợp, chất lượng sống của người bệnh cũng sẽ được cải thiện. Do đó, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến khám tại những cơ sở y tế đáng tin cậy.

Để được tìm hiểu các thông tin về sức khỏe và có nhu cầu đặt lịch khám, kiểm tra sức khỏe, mời bạn gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.