Các tin tức tại MEDlatec
Rối loạn điều tiết mắt - Cách điều chỉnh để mắt luôn khỏe mạnh
- 21/11/2024 | Bị đau mắt có được ăn trứng không? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ
- 22/11/2024 | Giải đáp cắt mắt 2 mí giá bao nhiêu tiền?
- 26/11/2024 | Sử dụng Fluorometholone trong điều trị bệnh lý về mắt: Một số điều cần lưu ý
- 27/11/2024 | Cách chữa tật nháy mắt ở trẻ em và lưu ý để phòng bệnh
- 28/11/2024 | Phun mí mắt có bị già không và lời khuyên hữu ích bạn cần lưu ý
1. Rối loạn điều tiết mắt được hiểu như thế nào?
Để mắt luôn khỏe mạnh, có thể nhìn rõ mọi vật từ gần đến xa thì mắt cần được điều tiết thường xuyên. Tuy nhiên, với cường độ làm việc cao cùng thói quen sinh hoạt thiếu khoa học dẫn đến tình trạng rối loạn điều tiết mắt ở rất nhiều người. Đây cũng là tình trạng bệnh lý phổ biến rất dễ gặp trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Cụ thể hơn, đây là tình trạng mắt không thể thực hiện quá trình điều chỉnh để nhìn rõ các vật thể ở khoảng cách gần hoặc xa. Khả năng tập trung của mắt sẽ bị giảm sút, gây căng thẳng, mệt mỏi cho đôi mắt. Lâu dài có thể kèm theo triệu chứng đau đầu, khó chịu.
Rối loạn điều tiết mắt là khi mắt không thể tự điều chỉnh khiến việc quan sát bị ảnh hưởng
2. Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng rối loạn điều tiết của mắt?
Rối loạn điều tiết mắt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như do bệnh lý, thói quen sinh hoạt,... Nắm rõ các nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn điều tiết ở mắt sẽ giúp bạn có cách phòng tránh bệnh lý an toàn, hiệu quả hơn.
2.1. Yếu tố bệnh lý
Những bất thường về cấu trúc mắt, tật khúc xạ,... là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng rối loạn điều tiết của mắt. Ngoài ra, một số bệnh lý cơ thể mắc phải như đái tháo đường, vấn đề thần kinh cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng rối loạn điều tiết ở mắt.
Yếu tố bệnh lý có thể gây ra rối loạn điều tiết ở mắt
2.2. Thói quen sinh hoạt hàng ngày
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học cũng là một nguyên nhân thường gặp. Khi bạn tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính,… sẽ khiến mắt bị khô, nhòe, suy giảm thị lực hay mỏi mắt.
Bên cạnh đó, làm việc thường xuyên trong môi trường thiếu ánh sáng, tư thế ngồi không đúng kéo dài,… cũng là những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm khả năng điều tiết của mắt.
2.3. Tác động từ một số yếu tố khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, rối loạn điều tiết ở mắt còn có thể bắt nguồn từ yếu tố tâm lý. Khi bạn căng thẳng, lo âu trong thời gian dài sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng mắc rối loạn điều tiết. Mắt sẽ khó tập trung, thường xuyên cảm thấy mỏi mệt và nhìn mờ đi.
3. Các biểu hiện
Tình trạng rối loạn điều tiết mắt có thể nhận biết qua một vài dấu hiệu đặc trưng như:
- Mỏi mắt: Đây là biểu hiện dễ thấy nhất khi mắt bị rối loạn điều tiết. Đôi mắt sẽ luôn cảm thấy mỏi, khó chịu, nhất là khi tập trung nhìn vào một điểm quá lâu như điện thoại, máy tính, tivi hay tài liệu.
- Mắt bị khô: Gây ra cảm giác nhức mắt, ngứa mắt và khó chịu. Tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng, có thể gây nên một số bệnh lý về mắt khác nếu không điều điều trị.
- Thị lực giảm sút: Thị lực sẽ bị ảnh hưởng, việc quan sát xung quanh trong khoảng gần hoặc xa đều trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, việc tập trung trong công việc hay quan sát cũng bị giảm sút.
Mắt mỏi, bị khô và nhức thường xuyên là những biểu hiện dễ gặp
4. Đối tượng có nguy cơ cao mắc rối loạn điều tiết ở mắt
Rối loạn điều tiết mắt có thể gặp phải ở bất cứ ai và ở trong mọi độ tuổi nhưng đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh bao gồm:
- Nhân viên văn phòng: Đây là những người thường xuyên phải làm việc liên tục trước máy tính, điện thoại. Mắt phải chịu áp lực, căng thẳng và tác động từ ánh sáng xanh nên rất dễ bị rối loạn điều tiết.
- Học sinh, sinh viên: Việc sử dụng máy tính, điện thoại hay đọc tài liệu, học tập trong môi trường thiếu ánh sáng sẽ khiến cho học sinh sinh viên dễ bị rối loạn điều tiết mắt.
- Người mắc các bệnh lý về mắt: Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị,… có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn điều tiết ở mắt.
- Người lớn tuổi: Do quá trình lão hóa, mắt sẽ dần suy giảm về khả năng điều tiết gây nên tình trạng nhìn mờ, khô, đau mắt.
5. Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán tình trạng rối loạn điều tiết mắt, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, hỏi thăm triệu chứng trước. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thị lực thông qua các phương pháp như đọc bảng chữ cái, chụp hình mắt,… kết hợp với các phương pháp kiểm tra khả năng điều tiết của mắt. Trong trường hợp cần thiết sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm khác.
Chẩn đoán tình trạng rối loạn điều tiết mắt thông qua kết hợp nhiều phương pháp
6. Cách thức điều trị
Rối loạn điều tiết ở mắt nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc tại nhà. Thay vào đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi thói quen sinh hoạt, bổ sung dinh dưỡng cho mắt để nâng cao sức khỏe cho đôi mắt.
6.1. Bổ sung độ ẩm cho mắt
Người bệnh có thể sử dụng nước mắt nhân tạo theo hướng dẫn của bác sĩ để bổ sung độ ẩm khi thấy mắt bị khô, cộm, ngứa khó chịu. Bên cạnh đó, việc uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày cũng giúp cải thiện tình trạng khô mắt.
6.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt
Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tốt cho mắt bằng cách bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A, vitamin E và omega-3,… Những thực phẩm này sẽ giúp tăng cường đề kháng, thị lực cho mắt hiệu quả.
6.3. Kiểm tra mắt định kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ là yếu tố quan trọng giúp bạn sở hữu đôi mắt sáng và khỏe mạnh. Những vấn đề bất thường sẽ được phát hiện sớm, qua đó, bác sĩ sẽ chỉ định hướng xử lý hiệu quả và an toàn.
Kiểm tra tình trạng sức khỏe mắt định kỳ là thói quen tốt
6.5. Sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc và đúng giờ
Thay đổi thói quen sinh hoạt là cách để bạn ngăn ngừa và cải thiện tình trạng rối loạn điều tiết ở mắt. Không sử dụng quá lâu các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính. Bạn nên giữ cho khoảng cách giữa màn hình các thiết bị điện tử cách mắt khoảng 50 – 60cm. Ngoài ra, hãy làm việc trong môi trường có đầy đủ ánh sáng, luyện tập tư thế ngồi đúng.
Hãy áp dụng quy tắc 20 - 20 - 20 trong quá trình làm việc. Theo đó, chỉ tập trung làm việc trong khoảng 20 phút, sau đó để mắt được nghỉ ngơi, cho mắt được nhìn xa khoảng 20 feet (khoảng 6.1m), quan sát trong không gian rộng khoảng 20 giây. Điều này sẽ giúp mắt được thả lỏng, giảm bớt áp lực và căng thẳng.
Đặc biệt, hãy ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức quá khuya. Hãy để mắt được nghỉ ngơi thư giãn sau một ngày dài làm việc.
Rối loạn điều tiết mắt là tình trạng bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng tới người bệnh. Nếu bạn đang có các triệu chứng liên quan đến tình trạng rối loạn điều tiết ở mắt, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hay điều trị tại nhà để tránh những biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Một địa chỉ y tế uy tín bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Mắt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC thông qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!