Các tin tức tại MEDlatec
Sốt phát ban ở trẻ - Những thông tin cha mẹ không nên bỏ qua
- 21/06/2024 | Biến chứng sốt phát ban ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ bị bệnh
- 20/07/2024 | Sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm không, cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc?
- 01/02/2024 | Trẻ sốt phát ban phải làm sao? Khi nào đưa trẻ đi khám và khám ở đâu?
1. Sốt phát ban ở trẻ là gì?
Sốt phát ban ở trẻ là hiện tượng trẻ bị sốt, sau đó nổi các nốt màu đỏ trên bề mặt da. Một số trẻ còn bị rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy), đỏ mắt, chảy nước mũi, mệt mỏi, quấy khóc, ăn ngủ kém,…
Nguyên nhân chính gây sốt phát ban là do trẻ nhiễm virus, điển hình là virus sởi, virus Rubella, Echovirus. Con đường lây nhiễm chủ yếu là trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh hoặc lây qua đường hô hấp, khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi. Đó là lý do sốt phát ban thường gặp ở trẻ đã đi học hoặc thường xuyên ra ngoài vui chơi, đến nơi đông người.
Trẻ em từ 3 - 36 tháng tuổi dễ bị sốt phát ban
2. Triệu chứng của sốt phát ban ở trẻ
Sau khi nhiễm virus, trẻ sẽ có thời gian ủ bệnh là 7 ngày. Sau thời gian này, trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau.
Sốt
Biểu hiện đầu tiên của sốt phát ban ở trẻ là sốt. Lưu ý, mức độ sốt và tình trạng trạng sốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây sốt. Chẳng hạn, nếu do virus sởi, trẻ thường sốt cao, chảy nước mũi, đỏ mắt và ho. Trong khi đó, sốt do virus Rubella thường không cao, không kèm triệu chứng khác.
Phát ban
Sau khi cắt sốt, trẻ bắt đầu phát ban, vị trí thường gặp nhất là mặt, ngực, lưng và bụng, sau đó lan rộng ra nhiều vị trí khác trên cơ thể. Cùng với phát ban, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, triệu chứng dễ gặp nhất là đi ngoài phân lỏng. Nếu trẻ được điều trị và chăm sóc tốt, sau 3 - 5 ngày, các ban sẽ lặn và hết, da của trẻ trở về trạng thái bình thường, không để lại sẹo.
Phục hồi
Sau 3 - 5 ngày phát ban, trẻ sẽ hồi phục, ăn uống và sinh hoạt bình thường. Các triệu chứng của bệnh biến mất, đặc biệt là các nốt ban lặn hẳn, không để lại “dấu ấn” trên da. Tuy nhiên, cũng có trường hợp các nốt ban nhiễm khuẩn, lở loét và hình thành sẹo.
Nếu chăm sóc tốt, sau 1 tuần, trẻ sẽ hết sốt phát ban, vui chơi trở lại
3. Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
Đa số các trường hợp sốt phát ban ở trẻ có thể tự điều trị và chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn sau.
- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C. Theo khuyến cáo, có thể dùng paracetamol tại nhà, nếu sử dụng thuốc khác cần theo kê đơn của bác sĩ sau khi loại trừ được sốt xuất huyết. Đồng thời, đảm bảo liều dùng phù hợp với cân nặng, độ tuổi của bé.
- Ngoài dùng thuốc, có thể làm giảm thân nhiệt của bé bằng cách mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và lau người (trán, nách, cổ, bẹn, tay,…).
- Tích cực cho bé uống nước. Nếu bé dưới 6 tháng tuổi và bú mẹ thì tăng cường cho bú mẹ. Việc này giúp cơ thể bé không bị thiếu nước do sốt và tiêu chảy.
- Cho bé ăn thức ăn loãng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa vì lúc này bé mệt mỏi, có xu hướng bỏ ăn. Ngoài ra, thức ăn loãng cũng giúp bù nước cho cơ thể.
- Chú ý đến làn da của bé, đảm bảo luôn sạch sẽ, khô thoáng, không có nhiều mồ hôi để tránh làm nhiễm trùng các nốt ban.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc nước hoặc ra ngoài gió trong thời gian bé bị phát ban trên người.
- Để bé nghỉ ngơi và hướng dẫn bé không được đưa tay lên gãi các nốt ban dù bị ngứa.
4. Sốt phát ban ở trẻ - khi nào cần đi khám?
Mặc dù sốt phát ban ở trẻ có thể tự điều trị tại nhà và khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách, trẻ có thể gặp các biến chứng về hô hấp, phổi, tim mạch, thần kinh. Những biến chứng này khiến trẻ đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí là tính mạng, nhất là với trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ miễn dịch yếu hoặc bị suy dinh dưỡng.
Vì vậy, trong những trường hợp sau, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ.
- Trẻ sốt trên 39 độ, khó hạ và kéo dài hơn 3 ngày.
- Các nốt phát ban không có chuyển biến sau 3 - 5 ngày chăm sóc.
- Bé có dấu hiệu mất nước do sốt cao, tiêu chảy.
- Bé lừ đừ, mệt mỏi, thở nhanh, thở gấp.
- Bé co giật, hôn mê.
Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định trẻ nhập viện để làm xét nghiệm và điều trị tích cực. Việc điều trị như thế nào tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm.
Bé sốt cao trên 3 ngày cần được đưa đi gặp bác sĩ
5. Phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ
Như đã nói, sốt phát ban ở trẻ xảy ra khi trẻ tiếp xúc trực tiếp dịch tiết của người bệnh hoặc qua đường hô hấp. Vì vậy, để phòng tránh sốt phát ban cho trẻ, bố mẹ cần chú ý:
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc người đang có dấu hiệu bệnh.
- Tránh đưa trẻ đến nơi đông người, đặc biệt là bệnh viện, phòng khám nếu không phải để khám bệnh cho trẻ.
- Luôn đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay, thay quần áo mỗi khi ra ngoài, đi chơi hay đi học về.
- Dọn dẹp không gian sống để ngăn vi khuẩn tích tụ, sinh sôi và phát triển.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách ăn uống đủ chất, vận động mỗi ngày.
- Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình hình sức khỏe và sự tăng trưởng, phát triển của trẻ.
- Tiêm chủng phòng bệnh. Hiện nay, các bệnh sốt phát ban đa số đều có vắc xin phòng ngừa.
Dạy bé cách rửa tay để chủ động phòng ngừa bệnh
Trên đây là những thông tin cần biết về sốt phát ban ở trẻ. Nếu bé yêu nhà bạn có các dấu hiệu nghi sốt phát ban, bạn có thể cho bé đến khám tại Khoa Nhi - Hệ thống Y tế MEDLATEC. Sau khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn hướng điều trị và cách chăm sóc tại nhà để bé mau hồi phục, tránh biến chứng.
Quý khách hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại MEDLATEC bởi bác sĩ giỏi, nhân viên y tế thân thiện, phòng khám sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, quý khách có thể gọi 1900 56 56 56 để biết thêm về dịch vụ cũng như đặt lịch khám sớm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!