Các tin tức tại MEDlatec
Tầm soát ung thư dạ dày: Phương pháp và địa chỉ thực hiện uy tín
- 01/07/2023 | Phòng tránh ung thư dạ dày bằng những cách nào?
- 28/08/2024 | Ung thư dạ dày giai đoạn sớm có điều trị được không? 7 dấu hiệu nhận biết sớm nhất
- 31/10/2024 | Thổi bay u dưới niêm mạc không cần phẫu thuật - “cuộc cách mạng” trong điều trị sớm ung thư dạ dày
1. Vai trò của tầm soát ung thư dạ dày
Theo số liệu thống kê của Globocan 2020, ung thư dạ dày đứng thứ 4 về mức độ phổ biến đối với các loại ung thư tại Việt Nam với 17.906 ca mắc mới, chiếm 9.8%. Đáng chú ý, 70% người mắc ung thư dạ dày phát hiện ở giai đoạn muộn do các triệu chứng mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm loét dạ dày thông thường.
Ung thư dạ dày trở thành mối nguy đối với sức khỏe
Trước thực trạng đáng báo động trên, việc chủ động tầm soát ung thư dạ dày nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là yêu cầu cấp thiết được đặt ra.
Dưới đây là một số vai trò chính của tầm soát ung thư dạ dày:
Nhận diện các yếu tố nguy cơ
Tầm soát giúp xác định những người có nguy cơ cao mắc bệnh, từ đó có thể thực hiện các biện pháp theo dõi chặt chẽ và phòng ngừa thích hợp.
Phát hiện sớm
Tầm soát giúp phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu, khi bệnh còn có thể điều trị hiệu quả (90% có khả năng sống sau 5 năm).
Giảm tỷ lệ tử vong
Việc phát hiện sớm có thể giúp nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị, từ đó nguy cơ tử vong do ung thư dạ dày được hạn chế.
Nâng cao nhận thức
Tầm soát cũng góp phần nâng cao nhận thức về bệnh ung thư dạ dày trong cộng đồng, khuyến khích mọi người tham gia vào các chương trình sàng lọc.
Như vậy, tầm soát ung thư dạ dày là một phần quan trọng trong chiến lược phòng ngừa và kiểm soát bệnh, góp phần bảo vệ sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.
2. Những phương pháp tầm soát ung thư dạ dày hiệu quả
Những phương pháp được ứng dụng hiệu quả trong quá trình tầm soát ung thư dạ dày, cụ thể như sau:
Thăm khám lâm sàng
Đây là bước quan trọng hàng đầu và không thể thiếu trong mọi chu trình tầm soát ung thư.
Bác sĩ sẽ khai thác các thông tin tiền sử, bệnh sử, tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như những triệu chứng bất thường (nếu có)... sau đó thực hiện khám lâm sàng để phát hiện các dấu hiệu bệnh.
Thực hiện các chỉ định cận lâm sàng
Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết phục vụ chẩn đoán, bao gồm:
Nội soi dạ dày
Đây là phương pháp phổ biến nhất để phát hiện các tổn thương trong dạ dày thông qua việc sử dụng ống nội soi có camera để quan sát và lấy mẫu mô tiến hành sinh thiết nếu cần. Ngoài ra, nội soi dạ dày cho phép phát hiện các tổn thương ung thư như viêm teo, loét, polyp hoặc các tổn thương dạng tăng sản biểu mô tuyến… đồng thời đánh giá tình trạng có nhiễm Helocobacter Pylori hay không - yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Ung thư dạ dày là loại bệnh lý tiến triển khá nhanh, do đó trong sàng lọc, vai trò của nội soi dạ dày chủ yếu tập trung vào phát hiện sớm các tổn thương ung thư.
Nội soi dạ dày là kỹ thuật quan trọng trong việc tầm soát ung thư dạ dày
Sinh thiết
Đây là phương pháp quan trọng để xác định chính xác bản chất tổn thương có phải là ung thư hay không. Phương pháp này có thể được tiến hành ngay khi nội soi ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành giải phẫu bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính
Kỹ thuật này được ứng dụng trong việc đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày và xác định nguy cơ xâm lấn tới các bộ phận khác.
3. Đối tượng nào cần tầm soát ung thư dạ dày?
Tầm soát ung thư dạ dày thường được khuyến nghị thực hiện đối với những đối tượng có nguy cơ cao, bao gồm:
- Hút thuốc lá: Đây được xem là yếu tố nguy cơ gây nên ung thư dạ dày;
- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường nếu trong gia đình có người mắc ung thư dạ dày;
- Người mắc bệnh lý dạ dày: Những người bị dạ dày mạn tính, dạ dày, hoặc nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori;
- Người lớn tuổi: Nguy cơ mắc ung thư dạ dày tăng theo tuổi, đặc biệt đối với nam giới ở độ tuổi 40 tuổi trở lên (nam giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp đôi nữ giới);
Nam giới từ 40 tuổi trở lên cần thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ
- Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Ăn nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh;
- Người mắc các bệnh lý mạn tính: Như bệnh lý tiêu hóa hoặc các rối loạn miễn dịch.
Trên đây là những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày cần chủ động thực hiện thăm khám và tầm soát định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện sớm những bất thường có thể xảy ra, từ đó được tư vấn hướng điều trị kịp thời và hiệu quả.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị đáp ứng việc thực hiện tầm soát ung thư dạ dày nói riêng và các bệnh lý ung thư khác nói chung một cách hiệu quả bằng việc sở hữu những năng lực vượt trội như sau:
- Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh, đáp ứng việc tư vấn chi tiết các vấn đề sức khỏe cũng như đưa ra khuyến cáo về hướng xử trí hiệu quả cho người bệnh;
- Sở hữu hệ thống trang thiết bị hiện đại, tân tiến hàng đầu hỗ trợ quá trình chẩn đoán;
- Đáp ứng thực hiện các kỹ thuật hiện đại như can thiệp loại bỏ biến chứng ung thư hóa ngay trong quá trình nội soi;
- Quy trình thăm khám chuyên nghiệp, khoa học, được nhân viên y tế hỗ trợ tận tình trong tất cả các khâu.
An tâm thực hiện tầm soát ung thư dạ dày tại Hệ thống Y tế MEDLATEC
Người dân có nhu cầu thực hiện tầm soát ung thư dạ dày hoặc có các thắc mắc liên quan đến sức khỏe cần được tư vấn vui lòng liên hệ đến MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ sớm nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!