Các tin tức tại MEDlatec
Thai 16 tuần phát triển như thế nào và sự thay đổi của mẹ
- 11/01/2022 | Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh: Mẹ bầu đừng thờ ơ trước khi quá muộn
- 05/05/2022 | Những điều chị em cần lưu ý khi mang thai tuần 38
- 15/07/2021 | Khám thai tuần 22 gồm những gì - Vì sao không nên bỏ qua mốc khám này?
1. Thai 16 tuần phát triển như thế nào?
Bắt đầu từ khoảng tuần này, bé ngẩng cao đầu và bắt đầu phối hợp các cử động của tay và chân. Tai của bé tiếp tục được hoàn thiện. Từ tuần này hoặc lâu hơn, bé sẽ nghe được âm thanh, mẹ hãy nói chuyện hoặc hát cho bé nghe.
Nếu dự kiến siêu âm vào tuần này, bạn có thể nhìn thấy bộ phận sinh dục của con và từ đó biết được mình đang mang thai bé trai hay bé gái. Tuy nhiên, cũng có thể là vẫn còn hơi sớm và chúng ta sẽ phải đợi thêm vài tuần nữa mới chắc chắn được. Nhưng tất nhiên, bạn cũng có thể yêu cầu không được nói trước bất cứ điều gì và để dành bất ngờ cho ngày bé chào đời.
Dưới mí mắt của thai nhi, mắt bắt đầu chuyển động. Lúc này võng mạc của bé 16 tuần tuổi bắt đầu hoạt động. Nhưng các mạch thần kinh và cơ quan cảm giác của bé vẫn chưa sẵn sàng để tiếp xúc với ánh sáng rực rỡ.
Ở thời điểm cuối tuần 16, thai nhi có số đo từ đầu đến xương cụt là 11,5 cm và nặng 110g.
Hình minh họa thai nhi ở tuần tuổi thứ 16
Thai 16 tuần, em bé vẫn còn rất nhỏ và bạn có thể phải đợi vài tuần nữa để cảm nhận rõ những hoạt động của bé. Tuy nhiên, những mẹ may mắn sẽ nhận thấy cử động lần đầu tiên của bé, ngay trong tuần này. Những chuyển động này vẫn còn rất nhẹ. Bạn sẽ cần phải tỉnh táo và thư giãn để phát hiện chúng, giống như chuyển động của cánh bướm hoặc bong bóng nhỏ bên trong bụng của bạn. Thật tuyệt vời và thú vị khi điều đó xảy ra. Ngoài ra, vì thai nhi còn rất nhỏ, nên mẹ khó phân biệt cử động của bé với bụng sôi ùng ục hay bụng trướng.
Thai nhi ở tuần thứ 16, ngoại trừ lòng bàn tay và lòng bàn chân, cơ thể được bao phủ hoàn toàn bởi lông tơ mịn. Khi bé sinh ra, lông này sẽ tự rụng nhưng nó có thể tồn tại ở một số bộ phận của cơ thể nếu em bé đến sớm một chút. Một chất màu trắng như sáp, vernix caseosa, cũng bao phủ da em bé và bảo vệ da khỏi nước ối. Lúc này, trên mỗi ngón tay bé đều có dấu vân tay.
Thai 16 tuần chuyển động ngày càng nhiều hơn và những chuyển động này góp phần làm tăng khối lượng cơ và hoạt động bình thường của các khớp. Tuy nhiên, ngủ vẫn là hoạt động chính của em bé, với không ít hơn 20 giờ ngủ mỗi ngày.
Ngay trong tuần này, bé đã tìm thấy món đồ chơi đầu tiên, đó chính là dây rốn, bé nắm lấy, kéo, đẩy nó đi,... Đôi khi bé thậm chí có thể siết chặt đến mức oxy không còn đi qua đúng cách.
2. Cơ thể mẹ khi mang thai tuần thứ 16 như thế nào?
Khi người phụ nữ mang thai 16 tuần, quá trình sản xuất progesterone của nhau thai diễn ra mạnh mẽ. Hormone này, giúp duy trì thai kỳ, cũng có tác dụng thư giãn các cơ trơn, đặc biệt là làm giảm sự co bóp của tử cung khi mang thai. Mặt khác giúp tạo sự thoải mái cho các cơ trơn khác như dạ dày hoặc ruột.
Mẹ bầu có thể gặp phải một số cơn đau co thắt nhẹ
Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, bạn đã có thể cảm nhận được một số cơn co thắt. Nếu cơn co thắt này không kèm theo những triệu chứng khác và không gây đau đớn thì đây là một biểu hiện bình thường. Nếu không, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ mọi nguy cơ sinh non.
Đôi khi, trong quá trình vận động đột ngột, bạn có thể cảm thấy hơi đau ở hai bên bụng. Các dây chằng xung quanh tử cung và thành chậu của bạn kéo dài khi thai nhi lớn lên. Cảm giác hơi đau là chuyện bình thường, nhưng nếu cơn đau kéo dài vài ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể.
Bạn có thể nằm ngủ tư thế nào cũng được nếu khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Tuy nhiên, nằm sấp khi ngủ khiến bạn hơi khó chịu, nằm ngửa có thể đè lên tĩnh mạch chủ, nơi được sử dụng để đưa máu về tim. Còn nếu ngủ nghiêng về bên trái, tuần hoàn máu sẽ lưu thông nhiều hơn, giúp vận chuyển máu đến thai nhi, tử cung và thận tốt hơn. Hãy thử đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối và một chiếc gối khác dưới bụng để thoải mái hơn. Và nếu bạn vẫn khó ngủ, đừng ngần ngại hỏi ý kiến của bác sĩ.
Mẹ nên làm quen với việc nằm nghiêng khi ngủ để không gây áp lực cho bé
Sự thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác khô mắt. Nếu đây là trường hợp của bạn, đừng ngần ngại, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để sử dụng các thuốc có tác dụng chống khô mắt mà an toàn cho thai. Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… tốt hơn hết bạn nên hạn chế và thực hiện biện pháp phòng ngừa.
3. Những lời khuyên cần thiết cho mẹ bầu 16 tuần
Dưới đây là những lời khuyên cần thiết cho mẹ bầu thai 16 tuần:
- Khi thai được 16 tuần, việc bổ sung vitamin A là rất quan trọng.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa, bơ, trứng (đặc biệt là lòng đỏ),… đáp ứng phần lớn nhu cầu của mẹ và của thai nhi 16 tuần.
- Một chế độ ăn giàu chất xơ và cung cấp đủ magie không chỉ ngăn ngừa táo bón mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ để phòng tránh nguy cơ bị trĩ ở mẹ bầu
- Uống đủ nước và tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
- Một số sản phẩm chăm sóc da không được khuyến khích. Do vậy, cần tham khảo thông tin trước khi sử dụng sản phẩm.
- Làm quen với việc nằm nghiêng khi ngủ: với sự gia tăng thể tích của bụng, đây là cách duy nhất để đi vào giấc ngủ mà không gây áp lực cho em bé. Nếu bạn muốn nằm ngửa khi ngủ, hãy kê ở lưng bằng một chiếc gối để không bị đau thắt lưng sau đó.
- Khám thai định kỳ là rất cần thiết để quan sát và theo dõi sức khỏe của mẹ và bé.
Trên đây là những thông tin cụ thể về sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của mẹ bầu thai 16 tuần. Trong quá trình mang thai nếu bạn gặp phải những cơn đau lạ, kéo dài hoặc có những thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình, hãy đến các Bệnh viện, Phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám và đưa ra lời khuyên hữu ích. Ngoài ra bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được các chuyên viên tư vấn và hướng dẫn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!