Các tin tức tại MEDlatec

Thiếu canxi máu: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp khắc phục

Ngày 10/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Canxi là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh lý của cơ thể. Vì thế, người bị thiếu canxi máu dễ gặp các vấn đề tiêu cực về sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả.

1. Khái quát về vai trò của canxi đối với cơ thể

Canxi là khoáng chất cần thiết đối với cơ thể con người, được lưu trữ chủ yếu trong xương và một phần ở máu. 

Trong xương, canxi cần cho sự chắc khỏe và dẻo dai của hệ xương.

Trong máu, canxi đảm bảo ổn định chức năng dây thần kinh, hoạt động của tim, co giãn cơ và cầm máu. Thiếu canxi máu vì thế sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của nhiều chức năng trong cơ thể. 

Canxi trong máu có vai trò quan trọng để ổn định chức năng tim mạch

2. Giải thích nguyên nhân gây thiếu canxi máu

2.1. Chế độ ăn

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu canxi máu là chế độ ăn uống không đủ canxi. Canxi chủ yếu có trong các sản phẩm từ sữa, sữa, rau xanh đậm, các loại hạt,.... Nếu chế độ ăn thường xuyên thiếu những thực phẩm này thì cơ thể không nhận đủ canxi cần thiết để đảm bảo ổn định canxi huyết.

2.2. Rối loạn hấp thu canxi

Một số tình trạng bệnh lý như bệnh Crohn, hội chứng ruột ngắn, viêm loét đại tràng,... ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể. Cũng chính từ nguyên nhân đó mà người bệnh dễ bị thiếu canxi máu. 

2.3. Bệnh tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp sản xuất hormone parathyroid đảm nhận vai trò điều chỉnh hàm lượng canxi trong máu. Nếu tuyến cận giáp hoạt động kém hoặc bị suy yếu sẽ sản sinh không đủ hormone này để duy trì canxi huyết và gây nên tình trạng thiếu canxi máu.

2.4. Vấn đề ở thận

Thận có vai trò loại bỏ canxi thừa qua đường nước tiểu. Khi chức năng thận không đảm bảo, đặc biệt là bị suy thận, có thể xảy ra tình trạng đào thải quá nhiều canxi ra khỏi cơ thể và thiếu canxi máu. 

2.5. Nguyên nhân khác

- Thiếu vitamin D.

- Tuổi tác: nguy cơ thiếu canxi máu có xu hướng tăng theo độ tuổi, nhất là các trường hợp:

+ Tiền sử hấp thu canxi kém, nhất là trẻ nhỏ.

+ Sử dụng thuốc gây giảm hấp thu canxi trong thời gian dài.

+ Nội tiết tố thay đổi, thường gặp ở phụ nữ giai đoạn mãn kinh.

Suy tuyến cận giáp là một trong những nguyên nhân gây thiếu canxi máu

3. Triệu chứng đặc trưng ở bệnh nhân thiếu canxi máu

3.1. Co thắt cơ, chuột rút

Canxi có vai trò quan trọng đối với khả năng giãn và co bóp cơ. Vì thế, khi thiếu canxi máu, người bệnh dễ bị co thắt cơ, chuột rút, thường gặp nhất là ở chân, tay.

3.2. Ngứa, tê bì

Người bị thiếu canxi máu có thể cảm thấy tê bì hoặc ngứa ran ở các chi. Tình trạng này thường xuất hiện khi thiếu canxi máu gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương.

3.3. Mệt mỏi, sức yếu

Thiếu canxi máu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, cơ bắp. Vì thế, người bệnh dễ xuất hiện tình trạng cảm thấy sức yếu, mệt mỏi kéo dài. 

3.4. Rối loạn nhịp tim

Hoạt động điện tim chịu sự tác động của canxi. Vì thế, khi thiếu canxi máu có thể dẫn đến các rối loạn nhịp tim như: nhịp tim chậm hoặc nhanh bất thường.

4. Phương pháp khắc phục thiếu canxi máu?

4.1. Bổ sung canxi từ chế độ ăn

Cải thiện chế độ ăn uống là một phần không thể thiếu để khắc phục tình trạng thiếu canxi máu. Chế độ ăn của người bệnh cần ưu tiên thực phẩm giàu canxi y như:

- Sữa tươi, chế phẩm làm từ sữa.

- Rau màu xanh đậm: súp lơ, cải xoăn, cải bó xôi,...

- Đậu nành và các loại hạt như hạt chia, vừng, lạc,...

- Cá biển: cá hồi, cá mòi,... 

Bổ sung thực phẩm giàu canxi vào chế độ ăn giúp cải thiện tình trạng thiếu canxi máu

4.2. Thực phẩm bổ trợ

Khi chế độ ăn không đủ cung cấp canxi, việc sử dụng thực phẩm chức năng có thể cần thiết. Các viên uống bổ sung canxi có thể giúp cải thiện mức canxi trong máu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng canxi dạng thực phẩm bổ sung, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết cách bổ sung đúng hàm lượng, tránh gây tương tác thuốc.

4.3. Điều trị bệnh lý

Có một số bệnh lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ canxi máu. Trong trường hợp này, chỉ khi điều trị hiệu quả bệnh lý thì mới giải quyết được suy giảm canxi huyết. Ví dụ như:

- Bệnh suy tuyến cận giáp: thường điều trị bằng thuốc điều chỉnh hormone PTH hoặc phẫu thuật loại bỏ tuyến cận giáp bất thường.

- Suy giảm chức năng thận: sử dụng thuốc cải thiện chức năng thận kết hợp chế độ ăn giảm thực phẩm giàu photpho và tăng thực phẩm giàu canxi.

- Rối loạn hấp thu: sử dụng thuốc ổn định tiêu hóa và cải thiện khả năng hấp thụ canxi.

- Bổ sung canxi và vitamin D.

Đặc biệt, trường hợp thiếu canxi máu nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến sự sống, bác sĩ sẽ cân nhắc truyền canxi đường tĩnh mạch.

4.4. Theo dõi và đánh giá định kỳ

Để đảm bảo quá trình điều trị hạ canxi máu đạt hiệu quả, người bệnh cần thực hiện thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ. Quá trình thăm khám sẽ giúp người bệnh được thực hiện xét nghiệm cho biết tình trạng canxi máu để điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần thiết. 

Người bị thiếu canxi máu đã có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa cần tuân thủ chỉ định, thực hiện đúng hướng dẫn về chế độ ăn kết hợp theo dõi định kỳ. Sự kết hợp của các yếu tố này giúp cho tình trạng thiếu canxi huyết sớm được khắc phục.

Bài viết trên đây hy vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích để quý khách hàng sớm nhận diện và biết hướng xử trí khi có những dấu hiệu nghi ngờ thiếu canxi máu.

Nếu có nhu cầu thăm khám, thực hiện xét nghiệm giúp chẩn đoán hạ canxi máu, quý khách hàng có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.