Các tin tức tại MEDlatec
Thức khuya có bị vô sinh không? Sự thật ai cũng nên biết trước khi quá muộn
- 16/09/2024 | Không chủ quan trước biến chứng vô sinh do u xơ tử cung
- 12/11/2024 | Nữ bị quai bị có vô sinh không và cách chữa trị
- 04/12/2024 | Tinh hoàn bên cao bên thấp có sao không, có bị vô sinh không?
- 08/12/2024 | Tinh hoàn xệ có bị vô sinh không và phương pháp điều trị
- 09/04/2025 | Nhận biết triệu chứng vô sinh ở phụ nữ và phương pháp chẩn đoán
1.Như thế nào được cho là thức khuya?
Một giấc ngủ lý tưởng nên được bắt đầu trong khoảng từ 10 giờ đến 11 giờ đêm. Nếu bạn ngủ sau khoảng thời gian này, đặc biệt là sau 12 giờ khuya và duy trì thói quen thường xuyên, thì đó được xem là thức khuya.
Có những người thức khuya vì công việc, học hành, nhưng cũng không ít người vì thói quen lướt xem điện thoại, xem phim hoặc chơi game. Thức khuya thường xuyên sẽ làm đảo lộn đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tổng thể và qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
2.Ảnh hưởng của thức khuya đến sức khoẻ tổng thể
Thức khuya thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh, tim mạch và nội tiết. Lâu ngày, nếu không cân bằng được thời gian ngủ nghỉ điều độ, có thể khiến cơ thể phải đối mặt với nguy cơ bệnh tật cao. Dưới đây là chi tiết về tác hại của thức khuya kéo dài:
- Suy giảm hệ miễn dịch: Thức khuya làm suy giảm hệ miễn dịch và khiến cơ thể yếu dần đi, dễ bị virus gây bệnh tấn công. Nó cũng sẽ làm chậm quá trình hồi phục sau mắc bệnh và để lại những biến chứng không mong muốn.
- Rối loạn nội tiết tố: Thức khuya kéo dài làm giảm khả năng sản xuất hormone cần thiết, điển hình nhất là melatonin. Đây là một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ và ảnh hưởng đến nội tiết sinh sản. Những người thường xuyên ngủ muộn cũng có thể gặp các triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt hay thậm chí tắc kinh, nổi mụn nội tiết, hay cáu gắt,...
- Stress và lo âu: Thiếu ngủ nhiều dài dễ khiến tâm lý bị căng thẳng và mất tập trung.
- Ảnh hưởng đến tim mạch: Thức khuya sẽ làm gia tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và tiểu đường.
3.Thức khuya có bị vô sinh không?
Thức khuya có bị vô sinh không? Thức khuya trong thời gian dài có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Đối với nam giới
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thức khuya sau 12 giờ đêm có thể đe dọa trực tiếp đến khả năng sinh sản ở nam giới. Cụ thể:
- Giảm chất lượng tinh trùng: Ngủ muộn thường gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và phát triển tinh trùng. Nó làm giảm số lượng tinh trùng và tỷ lệ tinh trùng bình thường, khiến khả năng thụ thai giảm sút nghiêm trọng.
- Giảm testosterone: Ngủ không đủ giấc khiến hormone sinh dục nam giảm dần. Khi ấy, ham muốn tình dục sẽ giảm và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Khả năng thụ thai thấp: Khi chất lượng tinh trùng kém, khả năng gặp trứng tạo thành phôi cũng giảm theo. Từ đó, làm giảm cơ hội có con tự nhiên.
Đối với nữ giới
Không chỉ làm giảm khả năng sinh sản ở nam giới, thức khuya kéo dài cũng để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến “thiên chức” làm mẹ của phụ nữ. Không ngủ đủ giấc, hormone điều hoà chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị rối loạn và gây ra:
- Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt không đều là phản ánh xác thực cho thấy nội tiết tố đang mất cân bằng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và thụ thai.
- Rụng trứng thất thường: Thức khuya có thể khiến trứng rụng thất thường, có tháng rụng có tháng không hay thậm chí là không rụng. Điều này gây khó khăn cho việc canh trứng và làm giảm cơ hội có con tự nhiên.
- Chất lượng trứng giảm: Không ngủ đủ giấc và đúng giờ, buồng trứng cũng bị ảnh hưởng, làm chất lượng trứng giảm và khó thụ thai.
- Tăng nguy cơ suy buồng trứng sớm: Ngoài những ảnh hưởng kể trên, thức khuya kéo dài cũng làm gia tăng nguy cơ suy buồng trứng sớm. Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến vô sinh ở phụ nữ dưới 35 tuổi hiện nay.
Tóm lại, thức khuya không phải là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh, nhưng là tác nhân gián tiếp đe dọa đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Ngay hôm nay, hãy thay đổi thói quen này, ngủ đủ giấc và tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp bạn có một sức khỏe dẻo dai cũng như tăng khả năng thụ thai tự nhiên.
4.Cách hạn chế thức khuya
Việc thay đổi ngay lập tức thói quen thức khuya gần như là không thể, đặc biệt với những người thường xuyên ngủ muộn vì lý do công việc hoặc học hành. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện từng bước để không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Dưới đây là một số cách hạn chế thức khuya:
- Tập ngủ sớm: Mỗi ngày, bạn nên đi ngủ sớm trước 15 - 30 phút cho đến khi quay về mốc trước 11 giờ đêm.
- Hạn chế ánh sáng xanh trước khi ngủ: Không sử dụng điện thoại hay máy tính 30 phút trước khi ngủ.
- Tạo không gian phòng ngủ dễ chịu: Phòng ngủ tối, yên tĩnh, thoáng mát sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Dinh dưỡng cân đối, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh sản như rau xanh, trái cây,...
- Thói quen tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể dễ chịu và dễ ngủ hơn.
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết thắc mắc thức khuya có bị vô sinh không. Ngủ muộn không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vô sinh, nhưng nó là tác nhân gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới. Vì vậy, hãy thay đổi thói quen xấu này ngay hôm nay! Bạn cần ngủ sớm, ngủ đủ giấc để có một sức khỏe bền bỉ và tăng cơ hội thụ thai. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!