Các tin tức tại MEDlatec
Thuốc tuyến giáp có tác dụng gì? Những lưu ý để dùng thuốc an toàn
- 22/08/2024 | Xét nghiệm chức năng tuyến giáp ở đâu nhanh chóng, chính xác?
- 28/08/2024 | Nhân tuyến giáp: Phân loại bệnh và cách điều trị hiệu quả
- 01/08/2023 | Đốt sóng cao tần tuyến giáp, những vấn đề không nên bỏ qua
- 01/09/2023 | Những điều nên biết về kỹ thuật RFA tuyến giáp
1. Các bệnh tuyến giáp phổ biến
Trước khi tìm hiểu thuốc tuyến giáp, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về một số bệnh lý tuyến giáp phổ biến hiện nay:
- Bệnh suy giáp: Đây là trường hợp tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormon cơ thể cần thiết do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bệnh thường biểu hiện rất ít triệu chứng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, nếu điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể điều trị khỏi bệnh nhưng cũng có những trường hợp có thể phải sống chung cả đời với căn bệnh này.
Bạn nên đi khám khi có biểu hiện nghi ngờ tuyến giáp
- Bệnh cường giáp: Bệnh biểu hiệu bởi sự tăng tiết quá mức hormon tuyến giáp do nhiều nguyên nhân. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về tim mạch, cơn bão giáp hay tình trạng lồi mắt ác tính. Khi bị cường giáp, bệnh nhân thường có một số biểu hiện như hồi hộp đánh trống ngực, tiêu chảy, run tay, sợ nóng, sụt cân, ra mồ hôi nhiều,... Người bệnh cần được điều trị sớm để phòng tránh biến chứng.
- Ung thư tuyến giáp: Một số biểu hiện bệnh như tuyến giáp to bất thường, xung quanh có nhiều hạch nổi lên bất thường,... Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số phác đồ điều trị như xạ trị, phẫu thuật,...
- Bướu lành tuyến giáp: Đây là bệnh lành tính nhưng khó phát hiện và người bệnh không có những triệu chứng rõ ràng. Bệnh cũng không gây ảnh hưởng đến chất lượng sống.
2. Các loại thuốc tuyến giáp
Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc tuyến giáp cụ thể cho bệnh nhân cụ thể. Thuốc điều trị các tuyến giáp được phân thành các nhóm chính đó là:
- Thuốc kháng giáp: Có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của tuyến giáp hoặc ức chế khả năng bài tiết hormon tuyến giáp.
Thường được chỉ định trong một số trường hợp bị sản sinh hormone tuyến giáp quá mức, phổ biến nhất là bệnh cường giáp. Propylthiouracil và Methimazole là 2 loại thuốc kháng giáp thường được chỉ định.
Nếu sử dụng thuốc đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả. Những trường hợp tự ý ngừng thuốc giữa chừng có nguy cơ cao bị tái phát bệnh.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đắng miệng, đau dạ dày, nổi ban trên da, buồn nôn và hay buồn ngủ,… Thậm chí, một số bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như sốt, vàng da, giảm số lượng bạch cầu,…
Cần uống thuốc theo đúng hướng dẫn của chuyên gia y tế
- Thuốc thay thế hormone giáp: Có tác dụng bổ sung lượng hormon tuyến giáp.
Loại thuốc này thường được dùng trong một số trường hợp người bệnh bị thiếu hụt hormone tuyến giáp, trong đó phổ biến nhất là bệnh suy giáp hoặc sau phẫu thuật cắt tuyến giáp hoặc sau phẫu thuật cắt tuyến giáp. Bác sĩ sẽ kê liều lượng dựa trên những yếu tố như độ tuổi, thể trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc của bệnh nhân.
Người bệnh cần sử dụng theo đúng liều lượng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc để tránh gặp phải những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ của thuốc có thể kể đến như rối loạn nhịp tim, mất ngủ và run tay,…
- Thuốc chẹn thụ thể beta: Loại thuốc này thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị cường giáp và thường được kết hợp với thuốc kháng giáp. Loại thuốc này không ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp nhưng có thể giúp cải thiện đáng kể một số triệu chứng bệnh cường giáp như đánh trống ngực, hồi hộp, tăng nhịp tim,…
Nhức đầu có thể là tác dụng phụ khi dùng thuốc
Người bệnh nên cẩn trọng vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mắt và rối loạn tiêu hóa,… Trong quá trình dùng thuốc, nếu xảy ra biểu hiện bất thường thì người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời và đổi sang loại thuốc khác nếu cần thiết.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc tuyến giáp để đảm bảo an toàn, hiệu quả
Thuốc tuyến giáp có những công dụng điều trị bệnh tích cực nhưng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định. Để đảm bảo an toàn và có được hiệu quả tốt nhất khi dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chuyên gia y tế về loại thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc vì trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ đã cân nhắc kỹ dựa trên độ tuổi, mức độ bệnh, nồng độ hormone tuyến giáp.
- Những trường hợp bệnh nhân điều trị suy giáp lần đầu tiên, cần theo dõi nồng độ hormone tuyến giáp trong máu để bác sĩ đánh giá mức độ tiến triển của bệnh sau khi dùng thuốc, từ đó điều chỉnh lượng thuốc phù hợp để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt hơn.
- Một số trường hợp chỉ cần dùng thuốc trong một thời gian ngắn. Có những trường hợp cần dùng thuốc vài tháng mới có thể đưa nồng độ hormone tuyến giáp về mức bình thường. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp phải điều trị bằng thuốc cả đời để kiểm soát bệnh. Do đó, người bệnh không nên tự ý ngừng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Phần lớn các tác dụng phụ của thuốc là do người bệnh dùng quá liều thuốc. Chính vì thế, người bệnh nên sử dụng theo đúng lượng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.
- Không nên dùng thuốc tuyến giáp nếu không mắc bệnh hoặc dùng với mục đích giảm cân. Tất cả những trường hợp dùng thuốc sai cách có thể dẫn đến những nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
- Nếu sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp, bạn cần thận trọng. Cách tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ các loại thuốc nào.
Bạn nên thăm khám tại các địa chỉ y tế uy tín
Hi vọng những thông tin về thuốc tuyến giáp nêu trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này và hạn chế gặp phải những vấn đề sức khỏe không mong muốn do sử dụng thuốc sai cách.
Để tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu thăm khám tuyến giáp, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!