Các tin tức tại MEDlatec

Tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ - Cách cải thiện tình trạng bệnh

Ngày 17/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Với xu hướng mắc tiểu đường ngày càng trẻ hóa, nhiều người vô cùng lo lắng về căn bệnh này. Tiểu đường được chia thành 3 thể với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vậy tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ và các triệu chứng khi mắc bệnh tiểu đường type 2 như thế nào? Có thể phòng ngừa hay điều trị tiểu đường type 2 ra sao?

1. Thông tin khái quát về tiểu đường type 2 

Tiểu đường là bệnh lý mạn tính và hiện nay chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Bệnh tiểu đường được chia thành 3 thể gồm type 1, type 2 và tiểu đường thai kỳ, trong đó, tiểu đường type 2 là phổ biến nhất. 

Tiểu đường type 2 xảy ra do sự rối loạn của chuyển hóa dung nạp đường trong máu. Tùy thuộc vào từng mức độ của tiểu đường type 2, cơ thể sẽ có những triệu chứng cảnh báo riêng. Thông thường ở thời gian đầu, bệnh phát triển trong âm thầm khiến người bệnh khó phát hiện. 

Chỉ khi đường huyết tăng cao, những triệu chứng rõ ràng hơn bệnh nhân mới nhận ra. Điều này có thể dẫn đến những tổn thương khác cho nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, mắt,… Tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào từng việc kiểm soát đường huyết của người bệnh.

Ai cũng có thể mắc tiểu đường type 2. Tuy nhiên, những người trung niên, béo phì, lười vận động, lối sống thiếu khoa học, gia đình có tiểu sử mắc tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn. Chính vì vậy, mọi người nên chú ý sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh, kiểm tra đường huyết định kỳ để phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh lý.

Một số thông tin về tiểu đường type 2 

2. Triệu chứng của tiểu đường type 2

Như đã đề cập ở trên, tiểu đường type 2 giai đoạn đầu thường diễn tiến âm thầm, khó phát hiện. Khi bệnh phát triển nặng, cơ thể sẽ dần xảy ra những thay đổi. Các triệu chứng điển hình thường thấy ở người tiểu đường type 2 gồm:

2.1. Khát nước thường xuyên

Thường xuyên cảm thấy khát mặc dù uống nước đầy đủ là một trong những triệu chứng khi mắc tiểu đường type 2. Điều này là do cơ chế tự nhiên của cơ thể khi lượng đường trong máu quá cao. Việc bổ sung nước sẽ khiến cho đường huyết bị pha loãng và trở về mức bình thường.

2.2. Đi tiểu nhiều hơn

Thận sẽ phải tăng cường làm việc khi lượng đường trong máu tăng cao khiến nước tiểu nhiều hơn. Người bệnh vì thế sẽ thường xuyên đi tiểu dù là thời điểm nào trong ngày.

2.3. Thường xuyên cảm thấy đói

Cơ thể người bệnh tiểu đường type 2 sẽ thường xuyên cảm thấy đói do năng lượng không đủ để cung cấp cho các tế bào hoạt động. Người bệnh sẽ thấy đói bụng, thèm ăn và ăn nhiều hơn so với bình thường.

2.4. Vết thương lâu lành hơn bình thường

Ở những người bị tiểu đường, lượng đường trong máu tăng cao khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu. Vết thương trên cơ thể sẽ khó phục hồi, dễ bị nhiễm trùng và lâu lành hơn.

2.5. Thị lực giảm sút

Lượng đường trong máu tăng cao thời gian dài sẽ gây ra tổn thương cho mắt. Thủy tinh thể sưng phồng dưới tác động của đường huyết dẫn đến ảnh hưởng tới điều tiết của mắt, thị lực dần mờ đi.

2.6. Thay đổi về tâm lý

Tiểu đường gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Những thay đổi của cơ thể sẽ khiến người bệnh cảm thấy lo âu, căng thẳng, dễ cáu gắt,… 

3. Tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?

Tiểu đường type 2 thực chất là tên gọi để phân biệt các thể của bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào các biến chứng của bệnh lý. Khi mắc tiểu đường type 2 nhưng người bệnh có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, lành mạnh và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sức khỏe vẫn sẽ được đảm bảo.

Ngược lại, với những bệnh nhân không quan tâm tới bệnh lý đang mắc phải, tự ý dừng thuốc hay không có chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng sẽ khiến cho lượng đường tăng cao. Lâu dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh, thận, gan, mắt,…

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Người bệnh kiểm soát đường huyết ở mức cho phép sẽ bảo vệ tốt sức khỏe bản thân, từ đó đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh, tích cực và kéo dài tuổi thọ của mình.

Tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ phụ thuộc nhiều yếu tố

4. Những biến chứng nguy hiểm khi mắc tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tình trạng tiểu đường type 2 sẽ trở nên nghiêm trọng khi người bệnh không kiểm soát được lượng đường trong máu thời gian dài dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bệnh lý về tim mạch: Tổn thương thành mạch cộng với sự lắng đọng của mỡ trong máu dẫn tới các mảng bám trong động mạch do tiểu đường type 2 gây ra sẽ khiến cho máu lưu thông khó khăn, tăng nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, dẫn đến đau tim, đột quỵ và tử vong.
  • Thận: Thận phải hoạt động liên tục để đào thải đường huyết gây nên tình trạng suy thận.
  • Mắt: Võng mạc mắt rất dễ bị tổn thương gây suy giảm thị lực, mù lòa do tiểu đường type 2.
  • Tổn thương các dây thần kinh ngoại biên: Tổn thương dây thần kinh nhất là thần kinh ngoại biên là một trong những biến chứng của tiểu đường type 2. 
  • Hoại tử đầu chi: Do tổn thương ngọn thần kinh, điển hình nhất là bệnh lý bàn chân đái tháo đường.

Suy giảm thị lực là biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 2

5. Phương pháp chẩn đoán tiểu đường type 2

Với tiểu đường type 2, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và áp dụng các phương pháp chẩn đoán như sau:

  • Xét nghiệm HbA1c: Với phương pháp xét nghiệm này sẽ cho ra kết quả lượng đường trong máu người bệnh trong vòng 2 - 3 tháng gần nhất. Khi mức HbA1c từ 6.5% trở lên có nghĩa người bệnh đã mắc tiểu đường.
  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên: Sau khi ăn lượng đường trong máu đạt 11.1 mmol/L hoặc cao hơn thì bạn đã mắc bệnh.
  • Xét nghiệm đường huyết khi đói: Lượng đường trong máu khoảng 7 mmol/L hoặc cao hơn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh.

Xét nghiệm máu là phương pháp chẩn đoán tiểu đường chính xác

6. Điều trị tiểu đường type 2

6.1. Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học

Chế độ sinh hoạt, ăn uống có tác động rất lớn tới lượng đường trong máu của người bệnh. Theo đó, bạn cần xây dựng chế độ ăn khoa học. Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm tốt cho người tiểu đường. Tuyệt đối tránh ăn quá nhiều tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên xào dầu mỡ hay rượu bia,…

Ngoài ra, hãy thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng để kiểm soát cân nặng, không để béo phì.

6.2. Sử dụng tiểu đường type 2 

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc điều trị.Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngừng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. 

6.3. Theo dõi sát lượng đường trong máu người bệnh

Người bệnh có thể trang bị máy đo đường huyết để theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên tại nhà. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đến các cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe, kiểm tra đường huyết định kỳ. Một địa chỉ y tế uy tín mà bạn có thể lựa chọn thăm khám tiểu đường là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Bên cạnh việc xét nghiệm tại viện, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ xét nghiệm lấy mẫu tận nơi chất lượng và tiện lợi của MEDLATEC. 

Dịch vụ lấy mẫu tận nơi của MEDLATEC được nhiều khách hàng lựa chọn

Như vậy, tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe người bệnh. Để duy trì tình trạng sức khỏe tốt, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, xét nghiệm tại viện hoặc tại nhà của MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn 24/7.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.