Các tin tức tại MEDlatec
Tìm hiểu các phương pháp test rối loạn thần kinh thực vật
- 02/05/2020 | Giải đáp thắc mắc về bệnh rối loạn thần kinh thực vật
- 24/02/2023 | Loạn thần - Dạng bệnh lý rối loạn thần kinh nguy hiểm
- 28/11/2024 | Có nên dùng cây thuốc chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật không?
1. Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh gì?
Rối loạn thần kinh thực vật (Rối loạn tự động thần kinh - ANS) xảy ra khi hệ thống thần kinh tự động hoạt động không bình thường. Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các hoạt động tự động của cơ thể bao gồm như nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng rối loạn thần kinh thực vật, cụ thể như sau:
- Căng thẳng và lo âu: Căng thẳng tinh thần kéo dài có thể gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh thực vật;
Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật
- Chấn thương hoặc tổn thương hệ thần kinh: Những tổn thương hoặc bệnh lý như đột quỵ, tai nạn, bệnh lý thần kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống thần kinh tự động;
- Bệnh lý mạn tính: Các bệnh như tiểu đường, bệnh tim mạch, hoặc hội chứng Parkinson có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật;
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ lên hệ thần kinh thực vật.
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng rối loạn thần kinh thực vật
Triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật thường rất đa dạng, bao gồm:
Rối loạn tim mạch
- Nhịp tim không ổn định (tim đập nhanh hoặc chậm);
- Huyết áp thay đổi (cao hoặc thấp bất thường);
- Chóng mặt, thậm chí choáng, ngất khi thay đổi tư thế đột ngột.
Rối loạn tim mạch là triệu chứng điển hình của tình trạng rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn tiêu hóa
- Buồn nôn, đầy bụng;
- Tiêu chảy hoặc táo bón;
- Khó tiêu hoặc cảm giác bụng cồn cào.
Rối loạn hô hấp
- Khó thở, thở gấp;
- Thở nhanh, hụt hơi.
Rối loạn toàn thân khác
- Rối loạn nhiệt độ cơ thể;
- Ra mồ hôi quá mức hoặc không ra mồ hôi;
- Cảm giác lạnh hoặc nóng bất thường;
- Mệt mỏi, mất sức.
Rối loạn giấc ngủ
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc;
- Ác mộng hoặc khó ngủ do lo âu.
3. Các phương pháp test rối loạn thần kinh thực vật
Dưới đây là một số các phương pháp test rối loạn thần kinh thực vật phổ biến:
Test rối loạn thần kinh thực vật bằng bàn nghiêng
Đây là một xét nghiệm quan trọng, đặc biệt đối với những bệnh nhân có triệu chứng ngất xỉu hoặc nghi ngờ tổn thương các dây thần kinh điều hòa nhịp tim. Quá trình kiểm tra theo dõi sự thay đổi của nhịp tim và huyết áp khi bệnh nhân thay đổi tư thế hoặc vị trí cơ thể, giúp xác định tình trạng rối loạn thần kinh tự động.
Test rối loạn thần kinh thực vật bằng bàn nghiêng được ứng dụng khá phổ biến
Test chức năng thực vật
Bài test chức năng thực vật nhằm đánh giá khả năng điều chỉnh huyết áp và nhịp tim của cơ thể. Xét nghiệm này được thực hiện khi bạn tham gia một hoạt động gắng sức, chẳng hạn như hít thở sâu. Khi mắc rối loạn thần kinh thực vật, cơ thể sẽ không còn khả năng tăng huyết áp và nhịp tim để cung cấp máu hiệu quả, dẫn đến sự mất cân bằng trong điều chỉnh các chức năng này.
Kiểm tra các vấn đề tiêu hóa
Phương pháp này nhằm kiểm tra và đánh giá các vấn đề tiêu hóa do tổn thương dây thần kinh kiểm soát ruột và dạ dày. Nguyên nhân có thể là tình trạng tiêu hóa chậm hoặc quá trình làm rỗng dạ dày diễn ra chậm. Ngoài ra, để loại trừ nguyên nhân gây ra vấn đề tiêu hóa, bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật bổ sung khác.
Thử nghiệm phản xạ sợi trục tiết mồ hôi định lượng (QSART)
Với mục tiêu kiểm tra chức năng điều tiết mồ hôi của cơ thể, xét nghiệm này giúp đánh giá sự hoạt động của các dây thần kinh điều khiển tuyến mồ hôi, từ đó cung cấp thông tin về khả năng điều chỉnh mồ hôi của cơ thể.
Kiểm tra mồ hôi điều nhiệt (TST)
Là một bài test rối loạn thần kinh thực vật, được sử dụng để đo lường khả năng bài tiết mồ hôi của bệnh nhân khi tiếp xúc với môi trường nóng và ẩm, qua đó đánh giá được chức năng kiểm soát mồ hôi và khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể, phản ánh sự hoạt động của cả hệ thần kinh tự trị trung ương và ngoại vi.
Phòng tránh rối loạn thần kinh thực vật
Để phòng tránh rối loạn thần kinh thực vật, bạn có thể thực hiện một số biện pháp thay đổi lối sống và chăm sóc sức khỏe như sau:
- Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân chính gây ra rối loạn thần kinh thực vật. Thực hành các kỹ thuật thư giãn như yoga, thiền, hoặc hít thở sâu để giảm căng thẳng;
Luyện tập các bộ môn giúp thư giãn, hạn chế tình trạng căng thẳng
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh
- Vận động thể chất giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và hỗ trợ chức năng thần kinh;
- Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh;
- Các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, hoặc bệnh tim có thể làm tăng nguy cơ rối loạn thần kinh thực vật. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và điều trị kịp thời các bệnh nền;
- Hạn chế uống rượu, thuốc lá, hoặc sử dụng các chất kích thích khác, vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh;
Nếu có tiền sử gia đình về các vấn đề thần kinh hoặc có triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu hay rối loạn tiêu hóa, hãy chủ động thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh tự động.
Trên đây là những phương pháp test rối loạn thần kinh thực vật được ứng dụng khá phổ biến, cùng với đó là những cách phòng tránh hữu ích mà bạn đọc nên lưu ý và áp dụng. Nếu xuất hiện dấu hiệu nghi ngờ và có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán chính xác, người dân hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!