Các tin tức tại MEDlatec

Tổng quan về tình trạng rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Ngày 10/09/2021
Những bệnh lý xảy ra ở trẻ sơ sinh đều khiến cho mọi người lo lắng. Một trong số đó phải kể đến là bệnh rò hậu môn. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lý này sẽ gây ra nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé sau này. Để hiểu hơn về rò hậu môn ở trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Tìm hiểu về bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là bệnh lý gây ra bởi tình trạng viêm nhiễm mạn tính. Khi mắc phải bệnh này, ở giữa vùng cuối ruột và da hậu môn của bé sẽ xuất hiện một đường rãnh nhỏ hay còn gọi là lỗ rò.

Dựa vào đặc điểm và vị trí của lỗ rò hậu môn, bệnh lý này sẽ được phân thành nhiều loại sau:

  • Rò hoàn toàn.

  • Rò không hoàn toàn.

  • Rò đơn giản.

  • Rò phức tạp.

  • Rò trong cơ thắt.

  • Rò ngoài cơ thắt.

  • Rò qua cơ thắt.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý khá nguy hiểm

Rò hậu môn không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, hiện tượng sẽ không tự hết đi và có những biến chứng nặng nếu không được phát hiện cũng như điều trị sớm.

2. Nguyên nhân gây rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Có 2 nguyên nhân chính gây ra rò hậu môn ở trẻ sơ sinh, đó là:

  • Bẩm sinh: Một số trẻ khi sinh ra đã gặp những vấn đề bất thường về xoang, tại vùng hậu môn. Điều này sẽ gây ra sự tắc nghẽn khiến cho phân không thải ra ngoài như bình thường được và ứ đọng lại, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Nếu như chúng ta không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, hậu môn của bé sẽ rất dễ xuất hiện các ổ mủ, áp xe, rồi dần dần biến chứng thành các lỗ rò.

  • Bị áp xe hậu môn mà không được phát hiện và điều trị đúng cách: Rò hậu môn và áp xe hậu môn là hai bệnh lý mà rất nhiều người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, áp xe hậu môn chỉ là giai đoạn tiền đề để tạo ra các lỗ rò.

Táo bón cũng là nguyên nhân gây rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Ngoài những nguyên nhân kể trên, những bé bị táo bón lâu ngày hoặc mắc phải các bệnh về đường ruột như nứt kẽ hậu môn hoặc bệnh Crohn,… cũng có nguy cơ cao mắc phải rò hậu môn.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị rò hậu môn

Khi trẻ sơ sinh xuất hiện các lỗ rò ở hậu môn sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Hậu môn xuất hiện các lỗ rò kèm với triệu chứng đau nhức, khiến bé khó chịu.

  • Từ các lỗ rò chảy dịch mủ và máu.

  • Trẻ luôn quấy khóc khi đi đại tiện.

  • Vùng hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt và có mùi hôi.

  • Một số trẻ có thể sẽ bị sốt cao, chán ăn, ớn lạnh, cơ thể suy nhược và mệt mỏi khi bệnh ở giai đoạn viêm nhiễm cấp tính.

4. Những ảnh hưởng của rò hậu môn đối với trẻ sơ sinh

So với những người trưởng thành, rò hậu môn ở trẻ sơ sinh sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Trẻ mắc bệnh luôn cảm thấy khó chịu và đau nhức, gây ra tình trạng quấy khóc và chán bú sữa. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của bé.

Rò hậu môn có thể làm chậm quá trình phát triển của trẻ

Bên cạnh đó, nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài quá lâu cùng với sự phát triển của các lỗ rò có thể sẽ rất dễ dẫn đến việc tái nhiễm nhiều lần và hình thành các tế bào ung thư hậu môn. Chính vì vậy, khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở hậu môn, ba mẹ cần phải đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.

5. Phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh bị rò hậu môn

Đối với người lớn khi bị rò hậu môn, phẫu thuật là phương pháp được bác sĩ chỉ định thực hiện để điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, phương pháp điều trị được ưu tiên là vệ sinh sạch sẽ và ngâm hậu môn sau khi đi đại tiện bằng dung dịch Povidine-iot pha loãng cùng với nước ấm trong khoảng 5 phút. Sau đó, lau khô bằng khăn mềm mịn, mặc tã cho con nếu cần.

Cần phải có biện pháp can thiệp kịp thời đối với trẻ sơ sinh bị rò hậu môn

Đối với những trẻ sơ sinh bị tình trạng sưng mủ và xuất hiện khối áp xe lớn, cần phải lấy sạch mũ bằng phương pháp chích rạch. Sau khi hoàn thành, ba mẹ cần làm theo chỉ định của bác sĩ về việc vệ sinh và thay tã cho trẻ đúng cách. Ngoài ra, một vài trường hợp trẻ sơ sinh bị rò hậu môn cần phải áp dụng biện pháp phẫu thuật khi các phương pháp điều trị trên không có hiệu quả.

6. Cách phòng ngừa bệnh rò hậu môn cho trẻ sơ sinh

Cho dù tình trạng rò hậu môn có nặng hay nhẹ thì đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe, thể trạng của bé. Chính vì vậy, trên hết, các bậc cha mẹ cần chú ý trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ bằng những cách sau:

  • Vệ sinh vùng hậu môn cho trẻ sơ sinh đúng cách.

  • Thay tã thường xuyên và chỉ mang khi đã lau khô để tránh tình trạng vi khuẩn có thể xâm nhập vào phía bên trong hậu môn.

  • Nếu cần thiết thì tập cho bé làm quen dần với sữa ngoài. Bên cạnh đó, hạn chế việc đổi sữa liên tục và đột ngột vì có thể gây ra tình trạng táo bón cho bé.

  • Lựa chọn những loại quần áo có chất liệu thoáng mát và vừa với cân nặng của bé.

Vệ sinh đúng cách và thay tã thường xuyên cho trẻ sẽ làm giảm nguy cơ bị rò hậu môn

Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh xuất hiện các dấu hiệu của rò hậu môn, ba mẹ cần đưa bé đến các trung tâm y tế uy tín để thăm khám ngay. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị và hồi phục bệnh.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh sẽ không còn là nỗi lo ngại của cha mẹ nữa khi biết được nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng tránh. Nếu như vẫn còn băn khoăn không biết nên đến thăm khám cho bé bị rò hậu môn ở đâu, hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm tại khoa Ngoại tổng hợp, cùng với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, các bé sẽ được chẩn đoán cũng như điều trị một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.