Các tin tức tại MEDlatec
Trả lời thắc mắc mẹ bầu: Khám sàng lọc trước sinh là gì?
- 27/12/2021 | Nên làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh để theo dõi bất thường của thai nhi
- 02/12/2021 | Quy trình sàng lọc trước sinh các mẹ bầu cần biết
- 01/11/2019 | Khám sàng lọc trước sinh là gì và có các phương pháp khám nào
- 11/11/2021 | Tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh và những điều sản phụ khoa cần biết?
- 19/10/2021 | Đi tìm cơ sở xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT uy tín tại Hà Nội
1. Yếu tố làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
- Bỏ qua khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai
Việc thăm khám sức khỏe trước khi mang thai có thể giúp các cặp vợ chồng nhận biết sớm nguy cơ và tìm ra những phương án để hạn chế những trường hợp có khả năng gây ra dị tật bẩm sinh thai nhi. Tuy nhiên trên thực tế, không phải cặp đôi nào cũng hiểu được tầm quan trọng này, dẫn đến chủ quan và không thực hiện thăm khám sức khỏe trước khi mang thai. Sự chủ quan này chính là một trong những lý do làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Khám sàng lọc trước sinh giúp phát hiện nguy cơ dị tật ở thai nhi
- Phụ nữ lớn tuổi mang thai
Thời điểm lý tưởng nhất để mang thai ở nữ giới là từ 24 đến 29 tuổi. Các trường hợp mang thai quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho cả người mẹ và đứa trẻ. Với phụ nữ lớn tuổi (sau 35 tuổi), đây là thời điểm chức năng buồng trứng của nữ giới đã bắt đầu suy giảm. Đặc biệt, với những trường hợp người mẹ đã ngoài 35 tuổi và người cha trên 50 tuổi thì càng có nguy cơ gặp vấn đề về việc phân chia nhiễm sắc thể, từ đó dẫn tới tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi. Do đó những cặp đôi này cần phải cẩn thận hơn và đặc biệt chú ý đến việc khám sàng lọc trước sinh.
- Bố mẹ mắc các bệnh di truyền
Những trường hợp bố mẹ hoặc trong gia đình có người mắc bệnh lý di truyền hoặc mắc phải một số dị tật bẩm sinh, hay những người mẹ đã từng sảy thai, sinh con dị tật,… cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh.
- Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh truyền nhiễm
Muốn có một thai kỳ khỏe mạnh thì bản thân người mẹ cũng phải thật khỏe mạnh. Các trường hợp mẹ bầu bị Rubella, Cytomegalo, virus Herpes, lupus ban đỏ, tiểu đường,… nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị dị tật thai nhi, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh và nhiều hội chứng dị tật nguy hiểm khác.
- Tiếp xúc với các chất độc hại hay chất phóng xạ khi mang thai
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu cần tránh tiếp xúc hoặc làm việc trong những môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, khu vực có chứa chất thải, một số lò luyện kim,… vì đây là những khu vực có chứa nhiều hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến mẹ bầu và làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
Mẹ bầu dùng thuốc sai cách cũng làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi
- Uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình mang thai, phụ nữ có thể gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như ho, sốt, cảm cúm,… Nhưng các mẹ bầu cần lưu ý không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc dùng thuốc sai cách, lạm dụng thuốc,… có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
- Do mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, chịu nhiều áp lực
Có thể bạn không biết, tâm trạng mẹ bầu có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thể chất và trí tuệ của thai nhi. Nếu người mẹ luôn gặp phải những áp lực, căng thẳng trong thời kỳ mang thai dẫn tới trầm cảm khi mang thai thì sẽ có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi, đặc biệt là tình trạng sứt môi, hở hàm ếch. Do đó, trong quá trình mang thai, mẹ cần cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
2. Khám sàng lọc trước sinh là gì và những phương pháp khám sàng lọc trước sinh?
“Khám sàng lọc trước sinh là gì” là thắc mắc của rất nhiều cặp vợ chồng. Đây chính là phương pháp giúp chẩn đoán những dị tật thai nhi chẳng hạn như hội chứng Down, hội chứng Edwards hay hội chứng Patau,...
Triple Test là phương pháp sàng dị tật thai nhi từ tuần thai 11 - 14
Một số phương pháp khám sàng lọc trước sinh là Double test, Triple test, xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT,… Cụ thể như sau:
- Double test: Thời điểm thực hiện Double test để có được kết quả chính xác nhất là vào thời điểm thai nhi được 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày. Kết hợp với siêu âm đo độ mờ da gáy, có thể phát hiện ra một số nguy cơ dị tật của thai nhi như hội chứng Down, bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch, sứt môi,…
- Triple test: Phương pháp này được thực hiện sau Double test và có thể giúp mẹ bầu phát hiện sớm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay không.
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT an toàn và cho kết quả chính xác
- Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT: Đây là phương pháp sàng lọc hiện đại nhất hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội. Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của mẹ vào tuần thai thứ 10 để phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi với độ chính xác lên tới 99,98% và an toàn cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp “Khám sàng lọc trước sinh là gì” và những phương pháp khám sàng lọc trước sinh đang được áp dụng.Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai nhiều gói khám đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mẹ bầu, đặc biệt là các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi, giúp chị em có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, với điều kiện thời tiết mùa đông lạnh giá và tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, mẹ bầu có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC. Đây là dịch vụ tiện ích với mức chi phí hợp lý và được nhiều khách hàng rất hài lòng.
Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!