Các tin tức tại MEDlatec
Tràn dịch màng bụng có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị bệnh ra sao?
- 14/01/2021 | Quy trình thực hiện chuẩn của xét nghiệm dịch màng bụng
- 28/04/2020 | Cấy dịch màng bụng là gì và có ý nghĩa sức khỏe như thế nào?
1. Bệnh tràn dịch trong ổ bụng có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Tràn dịch màng bụng thường được chia làm 3 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Là tình trạng bị tràn dịch nhẹ và bác sĩ sẽ thấy rõ sự bất thường dựa vào biện pháp siêu âm và chụp CT.
Cấp độ 2: Bệnh có thể được nhận biết thông qua khám lâm sàng, như sờ, gõ bụng,...
Cấp độ 3: Là khi bệnh đã ở mức độ nặng, hiện tượng tràn dịch, căng bụng có thể được nhìn thấy trực tiếp, rõ ràng, thậm chí có kèm theo thực hiện nghiệm pháp sóng vỗ dương tính.
Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó
Ngoài ra, màu sắc của dịch cũng là một yếu tố giúp chúng ta nhận biết về mức độ nguy hiểm của bệnh:
Nếu dịch không màu, trong suốt: Nguyên nhân có thể do bệnh tim gây ra.
Dịch màu hồng: Thường gặp ở những bệnh nhân mắc lao màng bụng hay bị bệnh ung thư.
Dịch màu vàng chanh: Bệnh nhân có thể mắc xơ gan.
Dịch có màu đục và giống như có mủ: Đây là trường hợp bệnh nhân bị viêm màng bụng có mủ.
Dịch có màu trắng như sữa kèm theo hiện tượng đông lại như thạch: Rất có thể người bệnh đang có khối u trong ổ bụng,…
Có thể nói rằng, tràn dịch màng bụng là một căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi mắc bệnh mà không được điều trị, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân mà người bệnh có thể bị khó thở, rối loạn thần kinh, suy nhược kéo dài,… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống.
2. Những nguyên nhân gây tràn dịch màng bụng
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn dịch màng bụng:
-
Do bệnh xơ gan.
-
Do suy tim
-
Do tắc tĩnh mạch gan.
-
Do hội chứng Budd - Chiari.
-
Do viêm tụy.
-
Do tình trạng dịch dưỡng chấp màng bụng.
-
Do các bệnh lý về thận.
-
Do nước tiểu.
-
Do phù mạch di truyền.
-
Do bệnh lý buồng trứng (bệnh nhân có khối u ở buồng trứng).
-
Viêm mạch.
-
Hội chứng Demon-Meigs.
-
Do bệnh suy giáp.
-
Tràn dịch màng bụng vì viêm phúc mạc do vi trùng, vi nấm, viêm phúc mạc lao, viêm phúc mạc ở bệnh nhân HIV,…
-
Tràn dịch màng bụng do ung thư.
3. Một số triệu chứng tràn dịch màng bụng
Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân thường không có dấu hiệu rõ ràng. Chỉ khi bệnh đã có diễn biến nặng, lượng dịch nhiều, người bệnh sẽ có thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
-
Bụng bệnh nhân căng và phồng to.
-
Xuất hiện tình trạng rốn lồi.
-
Tăng cân nhưng không rõ nguyên nhân vì sao.
-
Bệnh nhân bị khó thở, phải ngồi dậy để thở.
-
Xảy ra phù nề vùng bụng.
-
Bệnh nhân bị đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, đầy bụng, chướng bụng và luôn cảm thấy nặng nề ở vùng bụng.
-
Buồn nôn hoặc nôn.
-
Bị bệnh trĩ hoặc có hiện tượng sưng quanh hậu môn.
-
Sưng mắt cá chân.
-
Chán ăn, người luôn cảm thấy mệt mỏi.
Bệnh nhân bị đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, đầy bụng, chướng bụng và luôn cảm thấy nặng nề ở vùng bụng
Mỗi trường hợp bệnh nhân, triệu chứng có thể ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khác như sau:
Bụng chướng to, người mệt mỏi, ho nhiều, khó thở, bệnh nhân bị sưng phù hai chân, có tình trạng suy tim, phù phổi và tràn dịch màng phổi. Nếu bệnh do xơ gan sẽ có thể xuất hiện triệu chứng vú to ở nam giới, rối loạn thần kinh, nôn ra máu,...
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh tràn dịch màng bụng
Đây là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra cùng với những triệu chứng rất đa dạng. Vì thế, để được chẩn đoán bệnh chính xác, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám. Từ đó được điều trị kịp thời, đúng phương pháp để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
4.1. Chẩn đoán qua triệu chứng
Nhìn: Bác sĩ quan sát bệnh nhân ở tư thế đứng và nằm. Khi bệnh nhân ở tư thế đứng, bụng có hiện tượng chảy xệ. Khi nằm ngửa, bệnh to bè ra hai bên, rốn lồi lên và bụng bệnh nhân không chuyển động theo nhịp thở.
Sờ: Nếu lượng dịch ít, khi sờ bụng bệnh nhân sẽ rất khó phát hiện ra bất thường. Nếu lượng dịch nhiều hơn thì bụng bệnh nhân thường mềm, cảm giác căng như quả bóng.
Bác sĩ sẽ đặt tay bệnh nhân chắn ngang đường trắng giữa. Hai tay bác sỹ đặt hai bên thành bụng, một tay gõ nhẹ lên thành bụng, nếu sóng lan sang bên tay đối diện thì là nghiệm pháp sóng vỗ dương tính.
Nếu bụng có một khối u, bác sĩ lấy ngón tay ấn nhanh vào thành bụng sẽ có cảm giác như cục đá đang nổi trong nước.
Tràn dịch màng bụng do xơ gan
Gõ: Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nằm ngửa và gõ từ rốn ra các vị trí xung quanh sẽ thấy vùng gần rốn và vùng cao có tiếng trong, vùng thấp có tiếng đục.
4.2. Xét nghiệm dịch màng bụng
Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ cần lấy dịch để xét nghiệm và đưa ra kết quả chính xác nhất.
4.3. Phân biệt tràn dịch màng bụng với một số tình trạng khác
Khi chẩn đoán bệnh, cần lưu ý để phân biệt với những tình trạng như sau:
-
Bụng to do béo bụng: Những trường hợp này thường bị rốn lõm, da bụng dày. Nếu bác sĩ gõ sẽ không thấy có hiện tượng trong ở trên, đục ở thấp.
-
Da bụng bị phù nề: Nếu là do da bụng bị phù nề, khi ấn ngón tay vào da, bạn sẽ thấy có vết lõm.
-
Bụng to do chướng hơi: Những trường hợp này gõ vào thành bụng sẽ không thấy có tiếng sóng vỗ.
Phân biệt bệnh với tình trạng bụng béo
-
Bệnh nhân bị bụng to do u nang buồng trứng: Khi sờ vào bụng thấy khối u, hơn nữa, bụng sẽ nhô lên cao và không to bè sang hai bên.
-
Bụng to do có thai: Có thể kèm theo một số dấu hiệu thai nghén, siêu âm để chẩn đoán.
-
Cầu bàng quang: Bệnh nhân xuất hiện tình trạng bí tiểu,...
Để nhận biết chính xác bệnh tràn dịch màng bụng, bạn nên tới các cơ sở y tế để thăm khám bệnh, nên lựa chọn những địa chỉ đáng tin cậy. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý tuyệt vời cho bạn. Bệnh viện được đầu tư trang thiết bị hiện đại hỗ trợ các bác sĩ để đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được tư vấn nhiều hơn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!