Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ bị rối loạn ăn uống - những dấu hiệu cha mẹ không thể xem thường
- 28/04/2022 | Trẻ biếng ăn phải làm sao - chuyên gia Dinh dưỡng tư vấn chi tiết
- 09/07/2022 | Trẻ bị đau đầu - bố mẹ cần lưu ý những gì?
- 11/07/2022 | Trẻ bị khò khè: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả
1. Rối loạn ăn uống ở trẻ là gì?
Đây là tình trạng trẻ gặp phải các vấn đề liên quan tới việc ăn uống, có thể ăn vô độ hoặc biếng ăn, ngại ăn, không dựa trên nhu cầu của cơ thể. Bệnh lý này thuộc về tâm lý, tinh thần và thể hiện thông qua những rối loạn về cảm giác, suy nghĩ đối với thức ăn, việc ăn uống, trọng lượng cơ thể...
Rối loạn ăn uống là bệnh thuộc về tâm lý, tinh thần
Bệnh có thể bắt gặp ở bất cứ ai trong mọi độ tuổi và với trẻ em, theo kết quả từ các nghiên cứu, bệnh lý này gặp nhiều ở tuổi thiếu niên, trong đó phổ biến hơn với trẻ em gái. Tuy nhiên, hiện nay, trẻ dưới 12 tuổi mắc bệnh đang có xu hướng tăng lên.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Cho đến nay, vẫn chưa được xác định được cụ thể nguyên nhân của bệnh. Tuy nhiên, tâm lý, môi trường sống hoặc sự căng thẳng có thể là yếu tố thúc đẩy sự phát sinh của bệnh, cụ thể là:
-
Xã hội hiện đại với sự phổ biến của những quan niệm về quy chuẩn của vẻ đẹp ngoại hình, chẳng hạn như đề cao sự mảnh mai, thon thả có thể gây tác động đến tâm lý trẻ, đặc biệt những trẻ bụ bẫm, mập mạp.
-
Những trẻ không hài lòng, thậm chí là tự ti với ngoại hình của mình.
-
Trẻ hoạt động hoặc tập luyện các bộ môn có yêu cầu khắt khe về cân nặng hoặc kiểm soát việc tăng cân như: ba lê, múa, thể dục dụng cụ...
-
Trẻ phải trải qua những cú sốc về tâm lý, chẳng hạn như cha mẹ ly hôn, áp lực từ học hành hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Trẻ trầm cảm hoặc tăng động cũng có nguy cơ mắc bệnh.
-
Người trong gia đình từng mắc bệnh.
3. Các hình thức biểu hiện của việc trẻ bị rối loạn ăn uống và ảnh hưởng đối với sức khỏe
Rối loạn ăn uống ở trẻ bao gồm một số dạng biểu hiện như sau:
Trẻ lười ăn
Có thể ăn với số lượng rất ít hoặc chỉ ăn một số thực phẩm nhất định, dẫn đến việc thiếu chất dinh dưỡng, thiếu cân. Thông thường, những trẻ quá quan tâm đến ngoại hình hoặc bị ám ảnh bởi ngoại hình cũng như các tiêu chuẩn được xem là của một cơ thể đẹp sẽ dẫn đến xu hướng ăn thật ít để không bị tăng cân.
Lười ăn khiến cho cả lượng và chất của thực phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể
Trẻ gặp phải các vấn đề tâm lý cũng có thể mắc phải hiện tượng này, kéo theo những tác động xấu như:
-
Dễ tụt huyết áp hoặc bị huyết áp thấp, nhịp tim không ổn định, khiến cho luôn cảm thấy mệt, hay bị chóng mặt và ngất xỉu.
-
Khiến việc tập trung trong học tập và sinh hoạt bị suy giảm.
-
Dễ mắc bệnh ở đường tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, gây tác hại đến gan, thận.
-
Có thể dậy thì muộn hoặc nguy cơ thấp còi.
-
Thường cảm thấy căng thẳng, buồn bã, tự ti về bản thân.
Trẻ ăn vô độ
Biểu hiện là trẻ ăn quá nhanh, quá nhiều, không theo nhu cầu của cơ thể, ăn cả khi đã no, thậm chí còn có thể nôn ra rồi ăn tiếp. Điều này gây ra những tác động xấu cho trẻ:
-
Tăng cân nhanh, béo phì, thừa cân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ em gái.
-
Có thể mắc một số bệnh thường gặp ở người lớn như tim mạch, máu nhiễm mỡ, đau xương khớp...
-
Dễ mệt mỏi, nhịp tim không ổn định, dễ bị ngất, thậm chí có thể bị ngừng thở trong lúc ngủ.
-
Mắc bệnh về răng miệng.
-
Thường bị căng thẳng, lo âu, tự ti.
Trẻ béo phì có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm
4. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn ăn uống
Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, trẻ mắc bệnh lý này có thể xuất hiện một số dấu hiệu như:
Đối với trẻ lười ăn
-
Thay đổi các thói quen trong ăn uống, có thể chỉ thích ăn khi một mình.
-
Thường xuyên đi vào nhà vệ sinh, đặc biệt là trong khi ăn hay sau khi vừa ăn xong.
-
Chú trọng các môn thể dục thể thao hướng tới việc giảm cân.
-
Không có hứng thú với đồ ăn, có thể khó chịu khi ngửi mùi thức ăn.
-
Quan tâm quá nhiều đến ngoại hình.
Đối với trẻ cuồng ăn
-
Ăn với số lượng nhiều, tốc độ nhanh hơn so với bình thường.
-
Ăn nhiều kể cả những lúc cơ thể không thấy đói.
-
Ăn không thành bữa, có thể ăn ở mọi thời điểm và cho tới khi cơ thể quá no.
-
Thích ăn một mình, có thể thấy xấu hổ với việc ăn quá nhiều của mình.
5. Những việc cha mẹ nên làm để giúp phòng ngừa và khắc phục bệnh lý này ở trẻ
Để phòng ngừa bệnh lý này, một điều rất quan trọng là cha mẹ cần luôn quan tâm, đồng hành cùng con.
-
Thường xuyên trò chuyện, tìm hiểu tâm tư của con, giúp đỡ con vượt qua những cú sốc về tinh thần nếu có.
-
Khiến cho con hiểu và chấp nhận những khác biệt về ngoại hình của mỗi người, dạy cho con biết yêu bản thân mình.
-
Không ép con ăn hay không ăn một số loại thực phẩm mà cần giải thích cho con hiểu về việc nên ăn đủ chất, ăn lành mạnh.
-
Không sử dụng thực phẩm để khuyến khích hoặc đe dọa con.
-
Hướng dẫn, tạo cho con thói quen ăn theo bữa.
-
Không lấy ngoại hình của trẻ hay bất cứ ai khác làm đối tượng để so sánh, đùa cợt hoặc chỉ trích.
-
Khích lệ, động viên con thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
-
Cha mẹ nên trở thành một tấm gương cho con trong sinh hoạt, ăn uống cũng như rèn luyện sức khỏe.
Quan tâm, chia sẻ, động viên giúp cha mẹ sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường ở con
Cùng với đó, khi phát hiện con có các dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ nên nhanh chóng, kịp thời can thiệp bằng cách động viên và có thể đưa con đến gặp chuyên gia tâm lý để nhận được những lời khuyên phù hợp.
Ngoài ra, có thể đưa con đến gặp các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về tiêu chuẩn cân nặng, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong từng thời kỳ khác nhau.
Hiện nay, Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC không chỉ thực hiện việc khám, điều trị các bệnh lý ở trẻ em mà còn thực hiện việc khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi lứa tuổi
Quý phụ huynh khi có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này hoặc có những lo lắng về chế độ ăn uống hay cân nặng của trẻ, hãy gọi tới số 1900 56 56 56 để được các bác sĩ tư vấn một cách cụ thể và đầy đủ nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!