Các tin tức tại MEDlatec
Trẻ bị suy dinh dưỡng và những điều cha mẹ nên quan tâm
- 03/05/2023 | Vì sao cần khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?
- 15/07/2024 | Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
- 24/07/2024 | Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng: gợi ý xây dựng thực đơn tốt nhất cho trẻ
1. Như thế nào là suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng thấp còi?
Suy dinh dưỡng là khái niệm được dùng để nói về tình trạng cơ thể bị ảnh hưởng do thiếu hụt dưỡng chất cần thiết như khoáng chất, protein, vitamin, chất béo,... Đây là yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong tương lai, nhất là trẻ trong độ tuổi 6 - 24 tháng.
Trẻ được xem là suy dinh dưỡng thấp còi khi có chiều cao ở mức < 90% so với chiều cao chuẩn của trẻ cùng độ tuổi và có tính chất mạn tính. Tình trạng này khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh, khả năng lao động kém, nguy cơ tử vong cao.
2. Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng?
2.1. Chế độ ăn uống không đầy đủ
Trẻ thường xuyên có những bữa ăn không cân đối và thiếu dưỡng chất rất dễ bị suy dinh dưỡng. Bình thường, cơ thể trẻ muốn phát triển ổn định luôn cần được đảm bảo cung cấp đủ lượng và chất dinh dưỡng với các thành phần: khoáng chất, vitamin, đạm,...
Nếu yếu tố này không được đảm bảo trong thời gian dài thì cơ thể trẻ bị thiếu điều kiện phát triển nên nguy cơ suy dinh dưỡng rất cao.
Trẻ thường xuyên có bữa ăn thiếu dưỡng chất rất dễ bị suy dinh dưỡng
2.2. Các loại bệnh lý
Khi mắc các bệnh lý nhiễm trùng như viêm phổi, tiêu chảy,... khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể trẻ bị suy giảm. Ở giai đoạn nhiễm bệnh, trẻ thường không có các giác ngon miệng, không thèm ăn nên ăn kém, cơ thể cũng khó hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Trẻ có thời gian mắc bệnh dài hoặc thường xuyên tái phát bệnh là những yếu tố khiến trẻ có khả năng suy dinh dưỡng.
2.3. Điều kiện kinh tế, xã hội kém
Đây là yếu tố góp phần vào tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Khi gia đình thiếu điều kiện kinh tế, con cái cũng khó có được đủ nguồn thức ăn chất lượng. Mặt khác, cha mẹ ở trong môi trường xã hội không có điều kiện tiếp xúc với kiến thức chuẩn về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thì bản thân cha mẹ cũng không có cơ hội cải thiện dinh dưỡng cho con.
2.4. Vấn đề tâm lý và cảm xúc
Trẻ em sống trong môi trường căng thẳng, bạo lực gia đình hoặc thiếu sự quan tâm từ cha mẹ có thể gặp vấn đề về tâm lý và cảm xúc. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, cảm giác ngon miệng khi ăn và khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ.
3. Cách nhận diện các biểu hiện cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
3.1. Dựa vào các biểu hiện của cơ thể trẻ
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường hay quấy khóc, buồn bực, dễ cáu gắt, ít vui chơi, kém linh hoạt,... Quan sát cơ thể trẻ có tình trạng mềm nhão chân tay, to bụng,... Khả năng vận động của trẻ suy dinh dưỡng cũng chậm hơn nên ở các dấu mốc phát triển kỹ năng trẻ thường chậm biết ngồi, biết bò, biết đi,...
3.2. Dựa vào cân nặng của trẻ
Thấp, còi là biểu hiện thường thấy ở trẻ suy dinh dưỡng
Để phát hiện biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ cũng có thể theo dõi chỉ số cân nặng của con mình với trẻ cùng độ tuổi. Bình thường, sau sinh trẻ nặng trung bình khoảng 3kg và tăng lên gấp đôi sau 5 tháng. Đến giai đoạn 12 tháng thì trọng lượng của trẻ thường tăng gấp đôi khi mới sinh và tăng thêm 2kg mỗi năm sau đó. Khi trẻ được 6 tuổi thường sẽ đạt trọng lượng 20kg.
Trong trường hợp không có cân để theo dõi trọng lượng cơ thể trẻ 1- 5 tuổi, cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách đo vòng cánh tay trẻ. Với thao tác đo này, bình thường trẻ đạt khoảng 14 - 15 cm nên khi dưới mốc 13cm thì có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng.
3.3. Dựa vào chiều cao của trẻ
Chiều cao của trẻ cũng là một trong các khía cạnh thể hiện tình trạng suy dinh dưỡng. Lúc mới chào đời, trẻ có chiều dai trung bình khoảng 50 cm. Khoảng chiều cao này, đến mốc 6 và 12 tháng đạt khoảng 65cm và 75cm, 2 tuổi đạt khoảng 85cm, 3 tuổi đạt khoảng 95cm, 4 tuổi đạt khoảng 100cm.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ Nhi khoa để tìm nguyên nhân và cải thiện dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ
4. Các biện pháp giúp trẻ khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng
- Điều chỉnh dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng cần được đảm bảo bổ sung đầy đủ thực phẩm từ cả 4 nhóm chất: tinh bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng. Trong đó, các vi chất cần cho sự phát triển chiều cao của trẻ cần được đặc biệt chú ý như:
+ Sắt, iốt, vitamin A từ: hải sản, thịt, rau xanh đậm, đậu đỗ,...
+ Canxi từ: sữa, phô mai, rau xanh đậm, cá, đậu tương,...
+ Kẽm từ: thịt đỏ, hải sản, các loại đậu, ngũ cốc ăn liền,...
+ Vitamin D từ: dầu cá, cá, nấm, sò, ngũ cốc,...
- Luyện tập thể thao
Tập thể dục thể thao đều đặn vừa tốt cho sức khỏe hệ xương vừa giúp phát triển chiều cao, nhất là các môn: đạp xe, bơi lội, cầu lông, bóng chuyền,…
Ngoài vấn đề dinh dưỡng và tập luyện thì vệ sinh môi trường sống, tẩy giun định kỳ, đảm bảo giấc ngủ đủ giấc,... cũng giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Trẻ bị suy dinh dưỡng cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị tương thích. Trong trường hợp cần thiết, bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc bổ trợ để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ. Sự chẩn đoán và tư vấn khoa học từ chuyên gia là giải pháp tốt nhất giúp trẻ cải thiện dinh dưỡng để phát triển toàn diện.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cho trẻ có thể liên hệ đặt lịch cùng bác sĩ Chuyên khoa Nhi - Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!